50% người cho rằng có “lót tay” khi xin vào công chức

Có tới gần 50% số người được hỏi trên toàn quốc cho rằng “có hiện tượng phải đưa lót tay để xin được việc làm trong cơ quan nhà nước”.

Đây là một kết quả khảo sát trong báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) công bố ngày 14.4 tại Hà Nội. Khảo sát bắt đầu từ năm 2011, với tổng cộng 14 nghìn người dân được hỏi.

50% người cho rằng có “lót tay” khi xin vào công chức - 1

Thí sinh chen nhau nộp hồ sơ vào mọt cơ quan nhà nước tại Hà Nội năm 2014

 Chỉ số PAPI 2014 được khảo sát và phân tích, đánh giá bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam..  

Có tới gần 50% số người được hỏi trên toàn quốc cho rằng “có hiện tượng phải đưa lót tay để xin được việc làm trong cơ quan nhà nước” ở địa phương họ sinh sống.

Khảo sát PAPI tiếp tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật đặc biệt để khuyến khích người dân chia sẻ trải nghiệm của chính họ về các tình huống tham nhũng.

Để nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và dịch vụ có chất lượng hơn ở bệnh viện công lập tuyến huyện/quận... tỉ lệ người dân buộc phải chi trả các khoản ngoài quy định thay đổi không đáng kể so với năm 2012 - năm đầu tiên những dữ liệu này được công bố.

Năm 2014, khoảng 24% số người xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi trả thêm ngoài quy định.

Để được phục vụ tốt hơn ở bệnh viện công lập tuyến huyện, khoảng 12% người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân đã phải chi tiền bồi dưỡng thêm cho cán bộ y tế.

Để con em nhận được sự quan tâm tới chất lượng học tập ở trường tiểu học, có tới 30% số phụ huynh phải ‘bồi dưỡng thêm’ cho giáo viên.

Một trong những mảng vấn đề quan trọng nhất của khảo sát PAPI là về tình hình tham nhũng và mức độ phổ biến, nghiêm trọng của tham nhũng ở Việt Nam.

Những phân tích dựa trên đánh giá của người dân cho thấy tình hình tham nhũng không tệ hơn song hiệu quả kiểm soát tham nhũng cũng không cải thiện đáng kể. Từ trải nghiệm cá nhân của người dân, tỉ lệ người dân phải đưa hối lộ mới được việc ở các cơ quan công quyền không suy giảm.

Tỉ lệ người dân cho rằng tham nhũng và hối lộ tồn tại ở cấp chính quyền địa phương, trong một số dịch vụ hành chính công và dịch vụ công căn bản có xu hướng gia tăng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Tùng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN