4 loại giấy tờ vô cùng quan trọng tuyệt đối không được ép plastic, ai cũng phải biết để tránh mất tiền oan
Người Việt thường có thói quen ép dẻo, ép plastic các giấy tờ quan trọng để tránh bị hư hỏng. Mặc dù luật pháp Việt Nam không cấm việc này nhưng có một số thủ tục hành chính không chấp nhận giấy tờ ép dẻo, ép plastic.
Giấy khai sinh
Việc ép plastic giấy khai sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong các thủ tục hành chính, xem như không thể cải chính được nữa.
Việc ép plastic giấy khai sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong các thủ tục hành chính. Khi một bản giấy khai sinh đã trải qua quá trình ép plastic, nó được xem như không thể cải chính được nữa.
Thông tin liên quan đến sự cải chính sẽ phải được ghi vào mặt sau của giấy khai sinh, và việc này có thể tạo ra sự bất tiện và phức tạp trong việc cập nhật thông tin hoặc thay đổi các chi tiết.
Việc sử dụng bản sao giấy khai sinh ép phastic có thể sẽ không được chứng thực. Dù giấy khai sinh ép plastic có thể photocopy. Tuy nhiên, vì có lớp mang nên chế độ scan của máy photo bị ảnh hưởng không thể quét được chính xác hình ảnh, ký tự dân đến photo có thể bị mờ thông tin. Nhiều cơ quan, tổ chức công chứng từ chối thực bản sao giấy khai sinh khi nội dung không thể nhận dạng được.
Căn cước công dân
Người dân còn có nguy cơ bị xử phạt 1 - 2 triệu đồng nếu ép plastic.
Việc ép dẻo, ép plastic trên các loại giấy tờ như CMND, Căn cước công dân có thể làm thay đổi kích thước, độ dày, ảnh hưởng một phần đến nội dung, chữ ký của CMND, đặc biệt là làm mờ hoặc làm mất dấu nổi khiến CMND không còn giá trị.
Người dân còn có nguy cơ bị xử phạt về hành vi "làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân" hoặc "hủy hoại" CMND, Căn cước công dân theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Mức phạt là 01 - 02 triệu đồng.
Các loại chứng từ có thể sửa đổi ngay trên mặt giấy
Nếu ép plastic sẽ gây khó khăn trong việc chỉnh sửa bổ sung thông tin trên sổ đỏ, hộ khẩu.
Trong trường hợp cần phải thay đổi hoặc cập nhật thông tin liên quan đến bất động sản trong sổ đỏ hoặc thông tin cá nhân trong hộ khẩu trực tiếp trên bề mặt giấy thường là phương pháp tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Việc chỉnh sửa và bổ sung thông tin trên một số giấy tờ quan trọng như sổ đỏ và hộ khẩu có thể gặp một số khó khăn nếu áp dụng phương pháp ép plastic.
Giấy tờ dập dấu nổi
Quá trình ép plastic có thể khiến dấu dập nổi trên giấy tờ bị mờ, khiến không còn giữ được giá trị pháp lý như trước.
Quá trình ép plastic có thể khiến dấu dập nổi trên giấy tờ bị mờ, hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn. Những dấu dập này thường là một phần quan trọng của tính pháp lý của tài liệu, giúp xác định và nhận dạng chúng. Nếu chúng bị mờ thì dễ khiến cơ quan chức năng khó xác định tính thực hư và họ có quyền nghi ngờ về tính chân thật của chứng từ.
Khi dấu dập nổi bị mờ hoặc mất, giấy tờ đó không còn giữ được giá trị pháp lý như trước. Điều này có thể gây khó khăn cho việc xác định tính hợp pháp của tài liệu, đặc biệt là trong các tình huống cần phải kiểm tra tính xác thực và nguồn gốc của nó.
Luật CCCD (sửa đổi) có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng so với quy định tại Luật CCCD 2014.
Nguồn: [Link nguồn]