2030: 100 triệu người chết do biến đổi khí hậu

Hơn 100 triệu người sẽ chết và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3,2% vào năm 2030 nếu thế giới thất bại trong việc đối phó với biến đổi khí hậu, theo báo cáo mới nhất của tổ chức nhân đạo DARA.

Theo báo cáo mới nhất của tổ chức nhân đạo quốc tế DARA, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới hành tinh của chúng ta, bao gồm băng tan chảy, thời tiết cực đoan, hạn hán và mực nước biển tăng. Những tác động tiêu cực này sẽ đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân trên thế giới.

Báo cáo ước tính rằng, khoảng 5 triệu người tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí, nạn đói và bệnh tật do hậu quả của biến đổi khí hậu và khí thải CO2. Con số người tử vong thậm chí còn có thể tăng lên 6 triệu người/năm vào năm 2030, nếu mức độ sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện nay vẫn tiếp diễn.

2030: 100 triệu người chết do biến đổi khí hậu - 1

Biển đổi khí hậu có thể khiến 100 triệu người chết và phá hủy môi trường sống của nhiều động vật vào năm 2030

Khoảng hơn 90% nạn nhân tử vong thuộc các quốc gia đang phat triển. Báo cáo của DARA cũng cho biết ảnh hưởng của biển đổi khí hậu đối với con người và nền kinh tế có thể xảy ra ở 184 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2030.

“Một cuộc khủng hoảng kết hợp giữ CO2 và khí hậu ước tính sẽ khiến 100 triệu người tử vong trong thời gian từ hiện tại cho đến cuối thập kỷ tới”, báo cáo cho biết.

Báo cáo cũng ước tính ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể làm giảm tổng thu nhập toàn cầu khoảng 1,6% (tương đương 1.200 tỷ USD) mỗi năm và GDP toàn cầu sẽ giảm 3,2% vào năm 2030, nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng với mức hiện nay.

Những quốc gia kém phát triển sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do họ phải đối mặt với những nguy cơ hạn hán, thiếu nước sạch, mất mùa, nghèo đói và bệnh tật. DARA cho biết GDP của các quốc gia này có thể giảm tới 11% vào năm 2030 do biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ tăng thêm 1 độ C sẽ khiến sản lượng canh tác giảm 10%. Đối với chúng tôi, điều này đông nghĩa sản lượng ngũ cốc giảm khoảng 4 triệu tấn, tương đương khoảng 2,5 tỷ USD – chiếm khoảng 2% GDP”, Thủ tướng Bangladesh, ông Sheikh Hasina cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Daily Mail) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN