20.000 tù nhân biến mất bí ẩn ở Triều Tiên

Hàng nghìn tù nhân tại trại cải tạo số 22 ở Triều Tiên đã biến mất đầy bí ẩn, theo báo cáo của một tổ chức nhân quyền.

Ủy ban nhân quyền Triều Tiên (HRNK) vừa công bố một bản cáo cáo về tình hình tù nhân ở nước này sau khi Kim Jong-un nắm quyền lãnh đạo thay cho cha Kim Jong-il qua đời vào năm 2011. Dữ liệu của bản báo cáo được thu thập từ những lính đảo ngũ khỏi Triều Tiên, cựu quân nhân  và những tù nhân may mắn sống sót cũng như ảnh vệ tinh.

Bản báo cáo chủ yếu tập trung vào trại cải tạo số 22. Trại tị nạn này nằm tại tỉnh  Bắc Hamyong thuộc phía đông bắc Triều Tiên, có diện tích 1.994 km2 - rộng hơn cả thành phố London của Anh. Số tù nhân tại trại này đã giảm đáng kể trong những tháng trước khi đóng cửa vào tháng 12/2012.

Một số báo cáo cho rằng tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng đồng nghĩa ít tù nhân bị giam giữ và số lượng tù nhân tại trại số 2 đã giảm từ 30.000 xuống còn 3.000. Những binh sĩ Triều Tiên đảo ngũ cho biết khoảng 8.000 tù nhân có thể được chuyển sang các trại cải tạo khác, nhưng không có thông tin nào về các tù nhân này được tiết lộ.

20.000 tù nhân biến mất bí ẩn ở Triều Tiên - 1

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un khoác tay các binh sĩ trong chuyến thăm tới các đảo tiền tiêu của Triều Tiên.

“Cuộc khủng hoảng tiền tệ vào năm 2009 ở Triều Tiên cùng với tình trạng mất mùa đã dẫn tới một số lượng lớn tù nhân  tử vong ở nước này sau năm 2010”, báo cáo của tổ chức HRNK cho biết.

Một ủy ban của Liên Hợp Quốc đã tổ chức các phiên điều trần tại Seoul và Tokyo vào cuối tháng trước để kiểm tra các báo cáo về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên, bao gồm bắt cóc người nước ngoài. Mặc dù vậy, Bình Nhưỡng cho biết họ tôn trọng nhân quyền của người dân và từ chối cho phép các thành viên của uy ban này tới thăm một số khu vực đặc biệt.

Các nhà hoạt động cho biết khoảng 40% tù nhân ở Triều Tiên tử vong vì thiếu ăn, trong khi những người khác chết vì bệnh tật, xâm hại tình dục, tra tấn hay lao động kiệt sức. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em được yêu cầu phải làm việc 16 giờ/ngày trong những điều kiện nguy hiểm thường tại các mỏ hay đốn gỗ.

Báo cáo cho biết bất cứ người nào bị gửi tới trại cải tạo lao động khó có thể trở lại, trong khi, những người trốn trại không thành công sẽ bị xử tử hình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Telegraph) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN