20% người Việt rối loạn tâm thần: Vẫn ít?

Sự kiện: Bệnh thần kinh

“Tỷ lệ người bị rối loạn tâm thần đưa ra trong những năm 2002 vẫn lấy số liệu này thấp. Nếu chúng tôi có đủ kinh phí sẽ làm quy mô lớn và đưa ra con số cao hơn”, Viện trưởng Viện Tâm thần Trung ương nói.

15-20% dân Việt rối loạn tâm thần còn “khiêm tốn”

Vừa qua, một cuộc hội thảo tại TP Hồ Chí Minh hôm 9/9 đưa ra số liệu của Viện Tâm thần Trung ương, tỉ lệ người có rối loạn tâm thần ở Việt Nam chiếm 15 - 20% dân số, thậm chí có tài liệu là 22 - 25% dân số. Như vậy, cứ 5 người Việt có 1 người bị rối loạn tâm thần.

Trao đổi với PV, ông La Đức Cương, Viện trưởng Viện Tâm thần Trung ương cho rằng, số liệu 15-20% còn "khiêm tốn".

“Tỷ lệ người bị rối loạn tâm thần đưa ra trong những năm 2002 vẫn lấy số liệu này thấp. Nếu chúng tôi có đủ kinh phí sẽ làm quy mô lớn và đưa ra con số cao hơn”, ông Cương nói.

Ông Cương cho biết thêm, kết luận của Viện Tâm thần Trung ương đưa ra đã qua khảo sát trên 8 vùng sinh thái của cả nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam so với các nước trên thế giới vẫn còn thấp. Trên thế giới họ nghiên cứu cả trong đời con người còn ở Việt Nam chỉ nghiên cứu tại một thời điểm.

Theo bác sĩ Cương, những người bị rối loạn tâm thần đa số nhận thức về tinh thần còn hạn chế, ngủ hay thức giấc, chỉ cần trạng thái bình thường như bồn chồn khó chịu cũng là rối loạn tâm thần. Một vài tuần họ không điều chỉnh được, người tự nhiên thấy mệt là cũng có biểu hiện của rối loạn tâm thần.  Hơn nữa, người đó có khả năng tư duy, biểu hiện cảm xúc bất thường cũng là rối loạn tâm thần.

Vị Giám đốc dẫn chứng, khuyết tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ rối loạn tâm thần cao. Ngoài ra, những người có thói quen nghiện rượu, nghiện ma túy, nghiện game, phượt cũng sinh ra triệu chứng này.

20% người Việt rối loạn tâm thần: Vẫn ít? - 1

Hiện nay, bệnh viện Tâm thần Trung ương có khoảng 600 bệnh nhân đang điều trị (Ảnh minh họa)

Ông Cương cho biết, trong 15-20% bị rối loạn tâm thần chủ yếu rơi vào độ tuổi thanh thiếu niên, nhân cách chưa ổn định. Độ tuổi này thường có những thay đổi tâm lý. Hiện nay, bệnh viện Tâm thần Trung ương có khoảng 600 bệnh nhân đang điều trị. Số bệnh nhân đến khám tăng lên, mỗi ngày khám và điều trị cho 100 người.

Ông Cương khẳng định, nếu tỷ lệ rối loạn tâm thần từ 15-20% tức là cứ 5 người có 1 người bị rối loạn tâm thần sẽ ảnh hưởng đến sức lao động, xã hội, rối loạn lo âu…

"Nếu quy vào thần kinh thì cả xã hội đều bị rối loạn tâm thần”

Khác ông La Đức Cương, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc TT Tư vấn tâm lý An Việt Sơn) cho rằng, để đưa ra con số 20% dân số Việt có biểu hiện rối loạn tâm thần, Bệnh viện Tâm thần Trung ương phải chỉ ra những biểu hiện như thế nào, mức độ nào nằm trong số người bị rối loạn tâm thần?

“Có người có biểu hiện ấy nhưng chỉ trong giây lát là khỏi hoặc 2, 3 ngày là khỏi. Nếu quy vào thần kinh thì cả xã hội đều bị rối loạn tâm thần”, ông Chất nói.

Ông Chất dẫn chứng, nếu người phụ nữ bị áp lực công việc cũng ảnh hưởng đến thần kinh nhưng ra ngoài đi chợ là hết. Đó chỉ là áp lực tạm thời làm cho người ta căng thẳng, không thể quy vào nhóm 15-20% dân số bị rối loạn tâm thần.

Theo ông Chất, con số 15-20% chỉ là khảo sát ở 1 thời điểm nhất thời tại 1 thời điểm nhất định chứ không quay lại khảo sát lại tiếp tục. Như vậy đưa ra kết luận này là quá vội vàng. Nếu người Việt Nam bị nhiều như vậy thì giảm khả năng tư duy, ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội.

“Nếu 20% dân số bị rối loạn tâm thần, ra đường cứ 5 người gặp 1 người tâm thần. Ngoài ra, gia đình người Việt nhà nào cũng sẽ có 1 người tâm thần. Những người này bị tâm thần thật sẽ nói năng linh tinh, hát hò đập phá... sẽ khiến nhiều người cảm thấy bất an”.

Đối với người bình thường trong suốt cuộc đời có ít nhất một hoặc nhiều triệu chứng tâm thần. Những triệu chứng này làm tổn hại não bộ, tổn hại thần kinh, nó chỉ đạo con người. Nếu bộ não chỉ đạo sai, hành vi sai dẫn đến phạm tội thậm chí cướp của giết người.

Chê trách người khác cũng là bất bình thường. Hơn nữa, chê trách người khác thô bạo cũng là biểu hiện tâm thần. Nếu là người bình thường chỉ nhận định chứ không chê trách. Nếu ai đó bị chê sẽ ác cảm. Họ như bị dội gáo nước lạnh. Như vậy bản thân họ sẽ nảy sinh mâu thuẫn, căng thẳng thần kinh, phản ứng với người kia.

Trên thực tế, người bị rối loạn tâm thần bị tổn thương nếu bị tổn thương về tâm lý thì việc chữa trị tâm lý rất hiệu quả và tiên tiến.

BS La Đức Cương - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lệ Thu ([Tên nguồn])
Bệnh thần kinh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN