2 nghề độc ở Cà Mau được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau đã có kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Chiều 23-12, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, cho biết hai nghề truyền thống của địa phương là gác kèo ong ở huyện U Minh và Trần Văn Thời cùng nghề muối ba khía ở huyện Ngọc Hiển vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Nghề gác kèo ong ở Cà Mau
"Trong thời gian tới, sở sẽ tổ chức lễ công nhận quyết định di sản đối với hai nghề truyền thống trên. Ngoài ra, sẽ tiếp tục bảo tồn, gìn giữ, trao truyền các kỹ năng của nghề kết hợp với phát triển du lịch để tạo sinh kế cho người dân", ông Hùng nói.
Du khách chuẩn trang bị nón lưới khi trải nghiệm lấy mật kèo ong
Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau đã có kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Để thực hiện kế hoạch trên, Cà Mau dự chi khoảng 3,7 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách cấp tỉnh là 2,5 tỉ đồng, cấp huyện 550 triệu đồng và xã hội hóa 550 triệu đồng.
Du khách trải nghiệm lấy ong ở Cà Mau
Theo đó, ngành chức năng Cà Mau đã lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với các nghề di sản như: Nghề truyền thống gác kèo ong, nghề truyền thống muối ba khía, lễ hội nghinh Ông - Sông Đốc, lễ hội Đền thờ Vua Hùng…
Ba khía Ngọc Hiển được công nhận di sản văn hóa phi vật thể
Ông Nguyễn Văn Tình (ngụ huyện Ngọc Hiển), cho biết ông và các hộ làm nghề muối ba khía ở địa phương rất phấn khởi khi biết tin nghề được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ba khía muối được chế biến thành món ăn
"Tôi sẽ tiếp tục gắn bó và truyền nghề muối ba khía lại cho con cháu để cùng gìn giữ và phát triển làng nghề cho thế hệ mai sau", ông Tình phấn khởi nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Những ngày cận Tết, tại Đà Nẵng xuất hiện những nghề mà ngày thường rất ít khi bắt gặp, nhưng lại rất “ăn khách“...