1.000 tình nguyện viên đã tiêm thử nghiệm mũi 1 vắc-xin Covid-19 Nanocovax
1.000 người đầu tiên đã hoàn thành tiêm thử nghiệm giai đoạn 3 vắc-xin Covid-19 có tên Nano Covax, do Việt Nam sản xuất. Giai đoạn này là để đánh giá hiệu lực bảo vệ của vắc-xin đối với cộng đồng và hiệu quả với chủng virus của Ấn Độ.
Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng ngày 22-6 cho biết các đơn vị nghiên cứu đã hoàn thành tiêm thử nghiệm 1.000 mũi tiêm đầu tiên trong giai đoạn 3 vắc-xin Covid-19 Nano Covax của Công ty Nanogen. Theo đó, phía Bắc do Học viện Quân y làm đầu mối triển khai tiêm cho khoảng 880 người; phía Nam do Viện Pasteur TP HCM làm đầu mối triển khai, phối hợp với các địa phương, tiêm cho hơn 120 người.
PGS-TS Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng, cho biết sau khi tiêm 1 liều 25 mcg (liều duy nhất), các tình nguyện viên có sức khỏe ổn định.
Tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 do Việt Nam sản xuất
Trong đợt đầu của giai đoạn thử nghiệm, 1.000 tình nguyện viên này được tiêm theo tỉ lệ 6:1, tức 6 người tiêm vắc-xin, 1 người tiêm giả dược. Sau khi được theo dõi sức khỏe, dự kiến đến ngày 30-7, các tình nguyện viên hoàn thành việc lấy máu xét nghiệm để đánh giá khả năng sinh miễn dịch. Theo kế hoạch, các mẫu máu được làm xét nghiệm trong vòng 1 tháng, dự kiến đến giữa tháng 9-2021 sẽ có báo cáo kết quả dữ liệu về an toàn và sinh miễn dịch.
Sau khi tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 cho 1.000 người đợt đầu tiên của giai đoạn 3, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tiêm thử nghiệm cho 12.000 người còn lại theo tỉ lệ 2:1, tức 2 người tiêm vắc-xin, 1 người tiêm giả dược, chỉ thực hiện tiêm nhóm liều duy nhất 25 mcg và nhóm tiêm giả dược đối chứng.
Giai đoạn 3 tiêm thử nghiệm vắc-xin Nano Covax nhằm đánh giá hiệu lực bảo vệ của vắc-xin đối với cộng đồng cũng như tác dụng với biến thể của SARS-CoV-2 của Ấn Độ.
Vắc-xin Covid-19 có tên Nano Covax do Công ty Nanogen nghiên cứu, sản xuất
Qua 2 giai đoạn đầu, kết quả thử nghiệm cho thấy 100% tình nguyện viên đều sinh miễn dịch tốt. Tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt trên 99%. Tỉ lệ này ở vắc-xin Covid-19 của Pfizer là từ 91-96%, ở Moderna là 100%, Novavax là 96-100%.
Qua nghiên cứu, tỉ lệ phản ứng phụ của Nano Covax thấp hơn Pfizer, Moderna. Một số trường hợp có biểu hiện đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ nhưng đều hết sau 1-2 ngày.
Nếu kết quả đạt yêu cầu, nhóm nghiên cứu sẽ báo cáo Bộ Y tế, Hội đồng Đạo đức trong lĩnh vực y sinh học để đánh giá, xem xét cấp phép khẩn cấp. Việc này sẽ giúp Việt Nam có thể chủ động nguồn vắc-xin Covid-19 trong tương lai gần.
Vắc-xin Covid-19 Nano Covax được Công ty Nanogen (TP HCM) phát triển từ tháng 5-2020, dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp. Trước khi thử nghiệm giai đoạn 3, vắc-xin này đã trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng: Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 17-12-2020; giai đoạn 2 từ cuối tháng 2 vừa qua và giai đoạn 3 chính thức từ ngày 11-6-2021.
Để tiêm 836.000 liều vắc xin phòng COVID-19 trong 5 ngày, ngành Y tế TP.HCM huy động hơn 5.000 nhân viên y tế, 4.000 sinh viên, thanh...
Nguồn: [Link nguồn]