Khó khăn khi mất việc kéo dài, hơn 64.000 người ở Bình Dương rút BHXH 1 lần

Mất việc kéo dài, gánh nặng "cơm áo gạo tiền" hàng chục ngàn người lao động ở Bình Dương rút BHXH 1 lần.

Ngày 25-11, theo số liệu từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2023 đã có tới hơn 64.000 người rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần.

So sánh với số liệu cùng kỳ năm trước, năm nay số lượng người lao động rút BHXH 1 lần tại Bình Dương tăng đến gần 15%.

Hàng chục ngàn người lao động rút BHXH 1 lần. Ảnh: ĐT

Hàng chục ngàn người lao động rút BHXH 1 lần. Ảnh: ĐT

Đáng chú ý, số hồ sơ mà BHXH tỉnh Bình Dương đã giải quyết hưởng trợ cấp BHXH 1 lần chiếm tỉ trọng cao so với tổng số hồ sơ đã giải quyết trên toàn quốc.

Theo đại diện BHXH Bình Dương, số người rút BHXH 1 lần tập trung nhiều nhất ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Về tổng thời gian đóng BHXH bình quân là 5 năm 3 tháng đối với nam và 6 năm 3 tháng đối với nữ.

Cũng theo đại diện BHXH Bình Dương nguyên nhân chủ yếu là do trong năm qua, Bình Dương tiếp tục chịu ảnh hưởng khó khăn, tình trạng lao động mất việc làm tăng và thiếu việc làm kéo dài.

Các khu nhà trọ đều trống phòng khi công nhân mất việc về quê. Ảnh: VÕ THƠ

Các khu nhà trọ đều trống phòng khi công nhân mất việc về quê. Ảnh: VÕ THƠ

Người lao động gặp khó khăn về tài chính, khó tìm được việc làm mới, đến khi đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần (sau 12 tháng nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH), thì họ chọn rút BHXH 1 lần để có khoản tiền trang trải cuộc sống gia đình.

Công nhân về quê ăn tết sớm, tiểu thương lao đao

Theo ghi nhận của phóng viên PLO, dù vẫn còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều công nhân ở khu dân cư Việt Sing và khu vực xung quanh thuộc địa bàn TP Thuận An (Bình Dương) đã bắt đầu trả nhà trọ để về quê vì mất việc làm.

Buôn bán ế ẩm khi chủ yếu người mua là công nhân khiến nhiều mặt bằng cũng treo biển cho thuê. Ảnh: VÕ THƠ

Buôn bán ế ẩm khi chủ yếu người mua là công nhân khiến nhiều mặt bằng cũng treo biển cho thuê. Ảnh: VÕ THƠ

Điều này cũng khiến những người buôn bán nhỏ, thu nhập chủ yếu dựa vào việc bán hàng cho công nhân cũng thất thu, hoàn cảnh rơi vào khó khăn.

Nhiều ki-ốt cũng bị trả mặt bằng, để biển cho thuê lại. Hầu hết các phòng trọ tại khu vực này cũng trống từ 50% đến 70%.

Cũng theo ghi nhận, tại một số khu vực khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến nay hầu hết những dãy phòng trọ đều trống khoảng 50%.

Để níu chân người lao động ở lại khu “cung vượt quá cầu” nhiều chủ nhà trọ buộc phải giảm giá phòng, miễn phí wifi…

Bà Đinh Thị Thắm (chủ một khu phòng trọ tại phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, Bình Dương), cho biết từ đầu năm đến nay dãy trọ của nhà bà chỉ có 2/5 phòng có người thuê.

Để biển cho thuê phòng, nhưng rất hiếm có người hỏi thuê. Khi hỏi thuê thì họ so sánh giá, ở đâu rẻ hơn thì họ mới thuê. Hai phòng thuê hiện tại cũng yêu cầu giảm giá nếu không sẽ chuyển trọ.

“Do số lượng phòng trọ trống của hầu hết các chủ nhà trọ đều trống nên công nhân sẽ chọn những phòng mới đẹp và giá rẻ để thuê. Để công nhân vẫn tiếp tục thuê trọ, tôi đã giảm giá phòng”, bà Thắm chia sẻ.

Không nên cấm rút BHXH một lần

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không nên cấm người lao động rút BHXH một lần, thay vào đó xem xét điều kiện rút một cách thận trọng, hài hòa để bảo đảm an sinh xã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo LÊ ÁNH ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN