1 đêm của những công nhân làm nghề 'kỳ lạ'

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Đều đặn mỗi ngày từ 22 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau, các công nhân sẽ di chuyển khắp các con hẻm ở TP.HCM để dò tìm ống cấp nước bị bể dưới lòng đất, góp phần giảm thất thoát nước sạch cho TP.

Video: 1 đêm của những công nhân làm nghề 'kỳ lạ'.

Mỗi ngày, khi người dân TP.HCM chìm vào giấc ngủ cũng là lúc các công nhân bắt đầu công việc "kỳ lạ".

Nghề tìm ống nước bể dưới lòng đất

Tối ngày 9-5, phóng viên PLO có mặt tại hẻm 115, đường Lò Siêu (quận 11), để theo chân những công nhân làm công việc "kỳ lạ" đó là dò ống nước cấp bị bể dưới lòng đất.

Khi đồng hồ điểm đúng 22 giờ, 5 công nhân thuộc công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân bắt đầu tập kết. Họ chuẩn bị các thiết bị cần thiết, mặc áo phản quang và rảo bước khắp các con hẻm thuộc khu vực được chỉ định dò tìm ống nước bể.

Không ai bảo ai, các công nhân chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 2 người bắt đầu dò tìm. Với mỗi nhóm công nhân, công việc được phân chia rõ ràng, người sẽ cầm đèn pin, sơ đồ đường đi, người còn lại sẽ đeo thiết bị dò tìm ống nước bể và di chuyển lần theo đường ống nước.

Công nhân vừa di chuyển, vừa đeo thiết bị dò tìm đường ống nước bể.

Công nhân vừa di chuyển, vừa đeo thiết bị dò tìm đường ống nước bể.

Thiết bị dò tìm ống nước bể dưới lòng đất.

Thiết bị dò tìm ống nước bể dưới lòng đất.

Công việc này được thực hiện đều đặn mỗi ngày trong khung giờ từ 22 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng ngày hôm sau.

Những công nhân với ánh đèn pin thấp thoáng, bước chân chậm rãi cầm máy dò, đeo tai nghe để tìm ống nước bể. Mỗi khi phát hiện âm thanh của ống nước bể vang lên thông qua ống đeo tai nghe, người công nhân sẽ đánh dấu để hôm sau sẽ có nhóm công nhân khác đến sửa.

Trung bình mỗi đêm, các công nhân làm nghề dò tìm ống nước bể sẽ di chuyển từ 4-5 km đường, tùy vào khu vực, khối lượng công việc.

Công việc dò tìm ống nước bể cần tập trung cao độ để phân biệt các âm thanh dưới lòng đất.

Công việc dò tìm ống nước bể cần tập trung cao độ để phân biệt các âm thanh dưới lòng đất.

Vị trí ống nước bể, rò rỉ được công nhân đánh dấu.

Vị trí ống nước bể, rò rỉ được công nhân đánh dấu.

Công việc đòi hỏi người công nhân phải có kỹ năng chuyên môn, sự tập trung cao độ, cẩn thận và quan sát tốt. Bên cạnh đó, đặc thù công việc dành cho nam vì nghề này chỉ có thể làm vào đêm khuya, thanh vắng, khi đó người công nhân mới có thể lắng nghe được rõ nhất tiếng nước chảy dưới lòng đất để xác định vị trí ống nước bể.

"Tìm thấy ống nước bể là vui"

Chính vì đặc thù công việc chỉ có thể làm vào ban đêm nên những người công nhân này phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Ông Ngô Văn Gất, người có tuổi nghề hơn 27 năm với công việc dò tìm ống nước bể, cho hay ông bén duyên với nghề do yêu thích công việc này. Từ đó, ông bắt đầu đi học rồi làm nghề.

Ông Ngô Văn Gất, người có tuổi nghề hơn 27 năm.

Ông Ngô Văn Gất, người có tuổi nghề hơn 27 năm.

Đối với ông Gất, nghề nào cũng vậy, cũng có sướng, có khổ riêng. Suốt 27 năm làm nghề với ông là vô vàn câu chuyện dở khóc, dở cười.

"Giữa đêm khuya cầm máy rảo bước trong hẻm hóc, ngỏ ngách nên không tránh khỏi sự nghi ngờ của chủ nhà, người đi đường xung quanh. Có khi người ta nghĩ mình là ăn trộm. Có khi gặp người say xỉn người ta kiếm chuyện. Có khi chó sủa, chó rượt, cũng có khi gặp xe cộ chạy ẩu vì ban đêm đường vắng"- ông Gất nói.

Bên cạnh đó, ông Gất cho biết, việc đeo máy dò ống nước bể có phần khó chịu, máy gây ù tai vì phải nghe đồng thời nhiều tạp âm dưới lòng đất. Ngoài ra, người công nhân đeo máy dò tìm ống nước bể phải có kỹ năng để phân biệt đâu là tiếng ống nước bể, ống nước rò rỉ, đâu là tiếng đường ống nước thải của máy lạnh.

Việc đeo máy dò ống nước bể gây ù tai vì người công nhân phải nghe nhiều tạp âm dưới lòng đất.

Việc đeo máy dò ống nước bể gây ù tai vì người công nhân phải nghe nhiều tạp âm dưới lòng đất.

Anh Trần Đăng Khoa (sinh năm 1997) là người có tuổi đời lẫn tuổi nghề nhỏ nhất trong nhóm. Anh Khoa bén duyên với nghề vì nối nghiệp gia đình và cũng vì đam mê đặc biệt với công việc này.

Anh Trần Đăng Khoa, người có tuổi đời lẫn tuổi nghề khá nhỏ.

Anh Trần Đăng Khoa, người có tuổi đời lẫn tuổi nghề khá nhỏ.

Chia sẻ về kỉ niệm đặc với nghề, anh Khoa cho biết: "Trong 2 năm làm nghề, tôi đặc biệt nhớ lần đi kiểm tra ống nước cho nhà dân, vô tình bị chó của chủ nhà lao ra cắn, phải đi tiêm ngừa và may hết 4 mũi".

Tuy phải đối mặt với nhiều nguy hiểm cũng như khó khăn là vậy, nhưng đối với anh Khoa, việc tìm ra được vị trí ống nước bể, giảm thất thoát nước sạch cho TP là một việc làm ý nghĩa, giúp xua tan mệt mỏi.

Tuy phải đối mặt với nhiều nguy hiểm cũng như khó khăn là vậy, nhưng đối với anh Khoa, việc tìm ra được vị trí ống nước bể, giảm thất thoát nước sạch cho TP là một việc làm ý nghĩa, giúp xua tan mệt mỏi.

Nguồn: [Link nguồn]

Ở TPHCM có những “nghề” không tên gọi, không “truyền thống”, người làm cũng thầm lặng nhưng họ gắn bó với nó nhiều năm trời, bởi đơn giản “nghề đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHƯ NGỌC - ĐÀO TRANG ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN