Tinh thần “bất bại” của các vận động viên SEA Games truyền cảm hứng cho giới trẻ Việt
SEA Games 29 đã đi được nửa chặng đường. Những cái tên như Công Phượng, Duy Nhất, Văn Hùng… đang trở thành những người truyền cảm hứng cho giới trẻ. Những gì họ đang đem đến không chỉ là thành tích hay hào quang, quan trọng hơn đó chính là ý chí vươn lên và tinh thần “bất bại”. Càng nhiều thách thức họ lại càng trỗi dậy mạnh mẽ.
Định nghĩa “bất bại” bằng ngôn ngữ thế hệ
“Bất bại” không phải “không bao giờ thất bại” mà là “không ngại trước thất bại”. Đó là kinh nghiệm xương máu, cũng chính là bài học mà giới trẻ Việt học được từ những nhà vô địch thể thao còn rất trẻ.
Họ học được từ Công Phượng sự kiên cường khi đối mặt với những lần chấn thương dai dẳng, những ngày ngồi ghế dự bị nhưng không vì thế mà mất niềm tin, là bản lĩnh khi đối mặt với vô vàn những lời chỉ trích và áp lực dư luận. Thay vì sợ hãi, Công Phượng chọn cách lao vào khổ luyên, dùng thành quả để chứng minh năng lực bản thân.
Nguyễn Văn Hùng cũng là một trường hợp hi hữu của thể thao Việt Nam khi đang đứng trên đỉnh vinh quang của Taekwondo đã quyết định rẽ ngoặt sang bóng rổ và trở thành một ngôi sao sáng. Đó là một sự lựa chọn chắc chắn không phải “ngẫu hứng” bởi lẽ thời điểm đó Hùng đã ngoài 30. Nếu ngả rẽ không thành công có thể làm ảnh hưởng đến hào quang quá khứ. Nhưng Văn Hùng không ngại, anh muốn chứng minh sự “bất bại” bằng cách vượt qua những giới hạn của mình.
Chúng ta – những người đàn ông đang rất trẻ có bao giờ đứng trước những thách thức của chính mình, đối diện với những lần thất bại trong công việc hay tình cảm? Có bao giờ bạn nhìn vào những thành công liên tục từ người đối diện để cảm thấy tự ti rằng mình luôn là người thất bại? Công Phượng, Duy Nhất hay Văn Hùng không tự nhiên bước lên đỉnh vinh quang, không tự nhiên có sức mạnh. Họ chính là bước ra từ những thất bại và định nghĩa hai chữ “bất bại” bằng ý chí, khổ luyện và bằng cách khám phá những giới hạn của bản thân. Bạn có dám thử?
Học cách đối diện chính mình và san bằng rào cản
Trong tinh thần thể thao, các nhà vô địch vẫn hay nhắc đến câu: “Đối thủ của mình không ai khác là chính mình”. Thế nên thay vì tự áp lực với thành công của đồng nghiệp, bạn bè, sợ hãi, lo lắng khi nhận những phê bình, chỉ trích, điều giới trẻ cần học chính là học cách đối diện với chình mình, biết cách vượt lên trên dư luận, tập trung khai phá tiềm năng của bản thân. Đó là hành trình quan trọng để trở thành con người bất bại.
Nhiều người gọi Duy Nhất là “độc cô cầu bại” và nghĩ rằng chàng trai trẻ này sinh ra trong gia đình nhà võ, hiển nhiên tài năng và vô địch là lẽ thường. Nhưng ít người biết rằng, khi chuyển từ võ cổ truyền sang Muay Thái với vô vàn những chấn thương, có những giai đoạn không được vận động, với một người tập võ như Duy Nhất đó thật sự là “thời kì khủng khiếp” như lời anh tâm sự. Đó là khoảng thời gian anh buộc phải học cách đối thoại với chính mình, kiên tâm mỗi ngày tập luyện, dù chỉ với một cánh tay, trong lúc chờ tay kia lành vết thương thay vì dừng lại. Có những rào cản hữu hình và cũng có những rào cản vô hình cần lắm một ý chí và tinh thần thép. Khi ấy Duy Nhất cũng chỉ tròn đôi mươi.
Cái người trẻ thiếu nhất chính là kinh nghiệm và bản lĩnh. Nhưng chúng ta có thời gian. Từ câu chuyện thành công của những nhà vô địch đương thời, những người đàn ông còn rất trẻ, giới trẻ tin rằng, mỗi người đều có trong mình những tiềm năng bất bại và những giá trị cần được khám phá. Quan trọng là giới trẻ phải đủ kiên nhẫn và quyết tâm để khai phá và chạm đến những tiềm năng đó.
CLEAR Men tin rằng bất bại nếu được hiểu theo một cách đúng đắn và tích cực chính là chìa khóa thành công cho đàn ông Việt. Chỉ cần dám đương đầu với thử thách để theo đuổi đam mê, bạn đã là người Bất Bại. Hãy gạt qua những định nghĩa cũ và cùng CLEAR Men khám phá một khía cạnh mới của BẤT BẠI tại đây http://clearmenbatbai.com/. Rồi bạn sẽ nhận ra một TÔI BẤT BẠI của chính mình.
Hãy để con người bất bại trong bạn lên tiếng