Vì sao cần sử dụng thuốc dự phòng trong điều trị hen phế quản

Trong phác đồ điều trị hen phế quản của Bộ Y tế ban hành, bên cạnh các thuốc giãn phế quản giúp người bệnh cắt cơn hen, người bệnh còn cần dùng thuốc dự phòng hen phế quản.

Thuốc dự phòng trong điều trị hen phế quản là gì?

Hen phế quản đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở, kèm theo tăng tính đáp ứng đường thở với các yếu tố nguy cơ có trong môi trường, từ đó gây tắc nghẽn đường hô hấp ở nhiều mức độ khác nhau.

Để giảm viêm mạn tính và ngăn chặn triệu chứng điển hình của một cơn hen phế quản cấp tính xảy ra, người bị hen phế quản phải dùng thuốc hàng ngày trong thời gian dài để kiểm soát cơn hen cấp. Đó là điều trị dự phòng.

Mặc dù thuốc dự phòng hen phế quản không có tác dụng giúp người bệnh dễ thở NGAY LẬP TỨC khi có cơn khó thở, cơn hen cấp tính nhưng việc sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản đều đặn có vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị hen phế quản do:

- Thuốc ức chế viêm và phù nề trong đường thở ngay cả khi không có các triệu chứng của cơn hen phế quản cấp tính, giúp dự phòng cơn hen không tái phát trong tương lai, giảm được tần suất xuất hiện cơn hen phế quản cấp tính.

- Khi được dùng đều đặn và đúng kỹ thuật, thuốc dự phòng hen phế quản sẽ làm cho đường thở trở nên ít nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng có trong môi trường. Nghĩa là người bệnh hen phế quản sẽ đỡ bị phản ứng (lên cơn hen cấp tính) hơn ngay cả khi tiếp xúc với các tác nhân vốn có thể gây cơn hen cho người bệnh.

- Trong cơn hen cấp tính, thuốc dự phòng hen phế quản vẫn có tác dụng làm giảm phù nề đường thở, giúp các thuốc giãn phế quản tới được đường thở và phát huy tác dụng tốt hơn.

Tại sao không được tự ý bỏ thuốc dự phòng hen phế quản?

Nhiều người bệnh mặc dù đã được chỉ định điều trị dự phòng đều đặn hàng ngày nhưng khi thấy không có cơn hen cấp tính thì không dùng thuốc dự phòng nữa như trường hợp của chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội). Khi thăm khám cho chị, bác sĩ đã chỉ định thuốc cắt cơn salbutamol và thuốc dự phòng. Khi về nhà, chị Hương thấy không bị ho, khò khè, khó thở nữa thì dừng thuốc dự phòng. Chị chỉ trữ thuốc cắt cơn trong nhà, hễ thấy ho tăng, khó thở là chị lấy thuốc cắt cơn salbutamol ra dùng.

Sau vài tháng tự điều trị, một lần khi lên cơn hen cấp tính tái phát, chị vội lấy lọ thuốc cắt cơn ra vừa xịt vừa hít đúng kỹ thuật nhưng vẫn không thấy đỡ. Cơn hen nặng lên, chị không nói được, tay chân tím tái, người nhà phải đưa chị đi cấp cứu.

Đây chính là hậu quả của việc không dùng thuốc dự phòng hen phế quản hàng ngày. Hen phế quản không được dự phòng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng lên, tổn thương đường thở kéo dài và ngày càng nghiêm trọng. Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm mạn tính đường thở ngày càng nặng nên chính là tần suất cơn hen cấp tính ngày càng tăng với mức độ ngày càng nặng, đáp ứng thuốc cắt cơn hen cấp tính ngày càng kèm đi, càng về sau càng tăng liều. Tổn thương niêm mạc đường thở (phế quản) đến một giai đoạn nào đó sẽ làm chức năng phổi không thể hồi phục, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Tại sao nên dùng thuốc hen y học cổ truyền để dự phòng hen phế quản?

Các thuốc dự phòng hen phế quản Tây y đều chứa corticosteroid, khác nhau ở loại corticosteroid, mức độ mạnh – yếu khác nhau. Ngoài thuốc dự phòng hen phế quản Tây y, xu hướng hiện nay người bệnh thường tìm kiếm các chế phẩm thuốc dự phòng có nguồn gốc thảo dược để hạn chế những tác dụng phụ khi phải dùng kéo dài.

Thuốc hen thảo dược bào chế dựa theo bài thuốc 1500 tuổi “Tiểu thanh long thang” hiện là chế phẩm thuốc y học cổ truyền duy nhất trên thị trường hiện nay đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị DỰ PHÒNG hen phế quản, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản mạn tính, COPD.

Thuốc được bào chế trên dây truyền hiện đại đạt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới GMP – WHO cho hiệu quả cao bởi giải quyết được 3 vấn đề: - Giảm ho, tiêu đờm giúp thông thoáng phế quản - Hết co thắt, tiêu viêm, phục hồi phế quản bị tổn thương - Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát.

Sự khác biệt chính giữa việc điều trị dự phòng hen phế quản bằng thuốc hen y học cổ truyền so với dự phòng hen phế quản bằng thuốc Tây y là thời gian bệnh ổn định lâu hơn mà không phải duy trì dùng thuốc liên tục từ ngày này sang ngày khác. Điều trị dự phòng hen bằng thuốc hen thảo dược chủ yếu là điều trị theo liệu trình, mỗi đợt điều trị tấn công 1 - 2 liệu trình (mỗi liệu trình 8 - 10 tuần) và theo thời gian bệnh sẽ không có xu hướng nặng lên, hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo thêm tại https://www.benhhen.vn/ hoặc gọi tới tổng đài miễn cước 1800 5454 35 để được tư vấn và theo dõi điều trị.

Thuốc thảo dược

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Vì sao cần sử dụng thuốc dự phòng trong điều trị hen phế quản - 1

Cách dùng và liều dùng:

Ngày uống 2 lần sau ăn.

- Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

- Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website https://www.benhhen.vn/ hoặc  facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Hen phế quản – hen suyễn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN