Trẻ ho, khò khè cần làm gì?
Thời tiết mưa nắng thất thường, độ ẩm cao là điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển nhất là đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn non yếu. Trẻ bị ho, khò khè, bố mẹ cần làm gì? Có cho con đi khám vào thời điểm dịch đang diễn biến phức tạp như hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau nhé.
Con khò khè mỗi đêm khiến mẹ vô cùng lo lắng
Hơn một tuần qua, vợ chồng chị Vũ Quỳnh Trang (Hà Đông, Hà Nội) thường phải thức dậy ban đêm vì cậu con trai ba tuổi ngủ không yên giấc, thở khò khè và ho nhiều về đêm.
Cơn ho của con nhiều khi kéo dài đến mấy phút, nghe như có gì vướng trong họng mà không khạc ra được, hôm nào tiếng ho “nhẹ” đi được cũng đồng nghĩa là con nôn trớ hết 200ml sữa uống lúc tối, có “cho ra hết” chỗ sữa kèm theo nhầy nhớt mới thấy con ngủ yên giấc, không còn thở “gừ gừ” hay giật mình nữa.
“Vợ chồng tôi đã mua thuốc Tây và thuốc ho cho con uống. Sau 5 ngày, cháu ho ít hơn, không sốt nhưng đêm ngủ thì vẫn thở khò khè. Chúng tôi đang tính sẽ cho cháu vào bệnh viện kiểm tra nhưng ngại tình tình bệnh diễn biến phức tạp lại không dám đi” – Chị Trang chia sẻ.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Hường (Quận 5, HCM) cũng đang lo lắng cho cô con gái 4 tuổi thường xuyên gặp các vấn đề về đường hô hấp nhất là vào thời điểm mưa nắng thất thường như đợt này.
Chị cho biết, cứ tầm Sài Gòn bắt đầu mưa nhiều là tháng nào cháu cũng bị 1-2 lần viêm phế quản co thắt, mỗi lần kéo dài từ 10 ngày đến 12 ngày mới hết. Bé hay quấy về đêm và ăn uống rất vất vả. Mặc dù chị đã chăm sóc con rất kỹ, tiêm chủng đầy đủ nhưng cháu vẫn bị sút cân và thường hay ốm vặt.
Trẻ ho, khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào?
Chia sẻ về các bệnh liên quan đến đường hô hấp của trẻ nhỏ, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai – Mũi – Họng TW cho biết: “Việt Nam khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vào thời điểm giao mùa từ mùa khô sang mùa mưa hoặc từ thu sang đông, đông sang xuân, độ ẩm cao có thể làm trẻ dễ gặp nhiều bệnh lý về đường hô hấp với các triệu chứng như ho, khò khè”.
Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp. Ở trẻ nhỏ, đường thở gồm các phế quản có kích thước nhỏ và khi bị viêm nhiễm dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc. Khi phế quản tiết dịch dễ gây phản xạ ho để tống xuất dị vật (dịch nhầy hay còn gọi là đờm) ra khỏi đường thở. Những bệnh lý dễ gây ra tình trạng khò khè, ho ở trẻ thường gặp nhất thường là hen phế quản (hen suyễn), viêm phế quản co thắt, viêm amidan cấp..., nếu kèm theo sốt thì có thể là dấu hiệu của viêm phổi.
Ho, khò khè ở trẻ có thể là dấu hiệu của bệnh lý hen phế quản, viêm phế quản co thắt....
Trẻ ho, khò khè cần làm gì?
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, ho cần đưa trẻ đi khám ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này. Với trẻ trên ba tháng, cần theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm kèm như khó thở, thở nhanh, thở co lõm ngực để trao đổi với các bác sĩ khi đi khám. Nếu trẻ khò khè, ho kèm theo tím tái, co rối loạn tri giác (vật vã, bứt rứt, hay li bì) cần đưa bé vào viện cấp cứu ngay lập tức.
Nhiều bố mẹ băn khoăn không muốn cho con đi khám vì đang trong giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch bệnh mà không biết rằng việc chần chừ của bố mẹ có thể đã làm con bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị. Để hạn chế lây nhiễm dịch bệnh, bố mẹ có thể cho trẻ đi khám ở những cơ sở y tế quen thuộc. Nếu bé tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh trong vòng 14 ngày qua cần trao đổi với bác sĩ để có sự tư vấn thích hợp. Khi trẻ đi khám, bố mẹ và trẻ đeo khẩu trang, thực hiện đúng quy định sát khuẩn, đo thân nhiệt tại nơi khám nếu có.
Để phòng tránh các bệnh hô hấp cho trẻ, hạn chế tình trạng ho, khò khè diễn ra, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn, phụ huynh nên dùng khăn và nước muối sinh lý ấm để rửa mũi và vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh môi trường sống, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất cho con.
Những trẻ có bệnh lý mạn tính như hen suyễn hay tiền sử tái đi tái lại viêm phế quản co thắt nên chủ động điều trị dự phòng hàng năm để hạn chế bệnh tiến triển nặng lên.
Tổng đài tư vấn miễn cước 1800 5454 35.
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Thông tin tại https://www.benhhen.vn/ hoặc facebook. Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |
Nguồn: [Link nguồn]