Thuốc giảm ho – long đờm cho trẻ em: Hiểu để dùng đúng

Nhiều phụ huynh với tâm lý “cắt nhanh bệnh” cho con nên dự trữ rất nhiều loại thuốc giảm ho-long đờm ở nhà để bất cứ khi nào con ho hắng là có thuốc để dùng ngay. Tình trạng lạm dụng thuốc giảm ho-long đờm càng ngày càng phổ biến đặt ra yêu cầu cấp thiết của việc hiểu để dùng đúng các thuốc tưởng chừng đơn giản nói trên.

1. Nhóm thuốc giảm ho

 * Nhóm thuốc giảm ho trung ương (codein, dextromethorphan, pholcodin…) được sử dụng phổ biến nhất: tác dụng trực tiếp, làm nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tủy, đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp.

Thuốc ho chứa codein không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi do thuốc làm khô và quánh dịch tiết ở phế quản. Thuốc có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài và một số trường hợp gây ức chế hô hấp nếu dùng quá liều. Ngoài codein, cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc ho chứa thành phần dextromethorphan, không nên dùng cho trẻ sơ sinh và những trường hợp bệnh nặng có ứ đọng nhiều đờm dãi. Độc tính ở thuốc thấp nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ức chế hô hấp do ức chế hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra, lưu ý: chỉ dùng thuốc giảm ho trong những trường hợp ho không có đờm (ho khan, ho do kích ứng, dị ứng), ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Không dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho có đờm  đặc biệt ho ở trẻ nhỏ và bệnh nhân viêm phế quản mạn, giãn phế quản vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi làm sạch đường thở. Khi đờm không được tống ra ngoài, ứ đọng tại đường hô hấp sẽ gây khó thở, suy hô hấp thậm chí ngừng thở ở trẻ sơ sinh.

Theo các nhà điều trị thuốc ho thực chất để giảm ho, chữa triệu chứng, vấn đề là cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để chữa tận gốc. Trường hợp ho đơn thuần thì không cần dùng thuốc, quan trọng là chăm sóc hút mũi, xịt mũi làm giảm ho. Trong một số trường hợp cần thiết có thể sử dụng thêm thuốc ho đông y an toàn hoặc các thuốc ho chế biến từ thảo dược như húng chanh hấp đường phèn, chanh đào hoặc quất hấp mật ong, lá hẹ…

2. Nhóm thuốc làm thay đổi dịch tiết phế quản (tiêu đờm, long đờm)

* Thuốc long đờm:

Là thuốc làm tăng sự tiết dịch (chủ yếu là nước) ở đường hô hấp, làm tăng khối lượng, thể tích đờm, loãng đờm. Thuốc điển hình của nhóm này trên thị trường là guaifenesin.  

* Thuốc làm tiêu đờm (acetylcystein, bromhexin...):

Các thuốc này có tác dụng làm lỏng các dịch tiết của niêm mạc khí - phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhày, dẫn đến giảm độ nhớt của chất nhày. Vì vậy, các “chất” nhày có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc sự khạc đờm.

Trong điều trị bệnh nhiều người quan điểm cứ ho có đờm là dùng thuốc long đờm. Đáng tiếc, công thức này không phù hợp với tất cả mọi người. Một trẻ nhỏ dưới một tuổi, nếu đang có sự tăng tiết đờm quá nhiều, đang nhiều ran ẩm, ran nổ, viêm phổi sòng sọc thì việc dùng thuốc lúc này sẽ đẩy viêm phổi nặng hơn. Lý do: phổi càng nhiều dịch, càng nhiều tiếng ran và khó thở hơn. Để có cách dùng đúng, chúng ta cần nắm vững về cơ chế và nguyên lý tác dụng. Thuốc tác dụng trên đờm chỉ thực sự hữu ích trong điều trị nếu như biết dùng đúng thời điểm: khi nào cần dùng thuốc làm loãng đờm, khi nào cần dùng thuốc tiêu đờm, khi nào cần dùng thuốc chống bám dính đờm.Trong thời điểm đờm đang quá nhiều, việc dùng thuốc làm loãng đờm hoặc thuốc tiêu đờm là rất không nên.

Thuốc giảm ho – long đờm cho trẻ em: Hiểu để dùng đúng - 1

* Thuốc kháng histamin H1 (diphenhydramin, chlorpheniramin…)

Có tác dụng làm giảm tiết dịch khí-phế quản và giảm ho. Chỉ định điều trị ho khan do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm và những trường hợp tăng bài tiết dịch. Trường hợp ho gió, ho khan, ho do dị ứng, ho lâu ngày thường gặp ở người cao tuổi do suy giảm tân dịch. Trẻ em thường bị ho có đờm do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Nhóm thuốc này đặc biệt là hoạt chất chlorpheniramin thường được kê để trị các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi… Khi sử dụng, bệnh nhân có thể ngừng chảy nước mũi, cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, chất tiết (nước mũi, đờm) bị đặc quánh, khó tống ra ngoài, dễ gây xẹp phế nang. Bên cạnh đó, bệnh nhân khó khạc đờm, đờm không được tống ra ngoài, có thể gây suy hô hấp với đối tượng trẻ sơ sinh.

Không chỉ có thế, các thành phần kháng histamin sử dụng nhiều lần, kéo dài có thể gây buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tinh thần hoảng hốt, mất ngủ, khô miệng, rối  loạn thị giác, khó tiểu ở trẻ. Do đó, nhóm thuốc kháng histamin ít được khuyên dùng trong điều trị cảm ho ở trẻ.

 3. Các nhóm thuốc phối hợp

Đây là vấn đề mà các nhà điều trị học cho là phi lôgic, mang lại nhiều tác dụng phụ. Các chất phối hợp gồm kháng sinh, vitamin, sát khuẩn-long đờm (guaifenesin), opioid, tiêu đờm, đặc biệt phải kể đến các chất giống giao cảm và kháng histamin. Các thuốc này đều bán tự do trên thị trường, nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng độc hại cho trẻ em (do trung tâm hô hấp dễ nhạy cảm với thuốc, chức năng đào thải của gan, thận chưa hoàn thiện) do đó cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng.

Vấn đề sử dụng thuốc giảm ho – tiêu đờm tưởng đơn giản mà không hề đơn giản. Thực tế, hiện nay, rất nhiều cơ quan quản lý dược ở các nước trên thế giới như Mỹ, Úc, Canada đã đưa ra các khuyến cáo về tính an toàn khi sử dụng các thuốc điều trị ho, cảm lạnh không kê đơn (OTC) cho trẻ em. Thậm chí, tại Úc, cơ quan quản lý dược phẩm TGA, khuyến cáo "không sử dụng các thuốc điều trị ho và cảm lạnh cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đối với trẻ em từ 6-11 tuổi vẫn có thể sử dụng được nhưng phải được tư vấn của bác sĩ, dược sĩ hoặc điều dưỡng chuyên khoa". Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, trước vấn đề về sức khỏe cho trẻ em, cần cân nhắc kỹ có nên dùng thuốc hay không, dùng hoạt chất nào, dạng thuốc nào cho thích hợp. Nên ưu tiên dùng các thuốc không có độc tính hoặc độc tính thấp, ít phản ứng có hại khi sử dụng lâu dài.

Thuốc giảm ho – long đờm cho trẻ em: Hiểu để dùng đúng - 2

Với thành phần chính là Húng chanh (Tần dày lá), Quất (Tắc), Mật ong, Thực phẩm chức năng Siro ho-cảm Ích Nhi giúp giải cảm, giảm ho, tiêu đờm, hỗ trợ các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho do cảm lạnh, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản.

Tổng đài tư vấn: 1900.636468 hoặc 04.3995.3901;

GP ĐKQC: 1957/2015/XNQC-ATTP

Truy cập website: http://ichnhi.vn hoặc www.facebook.com/ichnhi.vn

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN