Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh

Thoái hóa khớp gối có thể gây liệt hoặc tàn phế hoàn toàn nếu không được điều trị kịp thời. Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, cần xác định nguyên nhân, dấu hiệu để có phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Thoái hóa khớp gối là gì, có chữa được không?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý chủ yếu của sụn khớp gây đau khớp gối, ảnh hưởng đến thành phần cấu tạo khớp như xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp… Ở Việt Nam, thoái hóa khớp chiếm 10,41 % các bệnh về xương khớp, trong đó thoái hóa khớp gối chiếm tới 12,57 %.

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh mãn tính, khi phát triển sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, hạn chế vận động, thậm chí là bại liệt vĩnh viễn.

Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh - 1

Những biến chứng thoái hóa khớp gối nguy hiểm

Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối

Trong cuốn “Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp” đã đề cập đến nguyên nhân thoái hóa khớp gối bắt nguồn từ những yếu tố sau:

Sự lão hóa: xuất hiện ở người sau 60 tuổi, khi các tế bào sụn không còn khả năng sản sinh và tái tạo.

Thoái hóa khớp gối do di truyền: do hàm lượng collagen và khả năng tổng hợp PG của sụn truyền kém từ đời trước sang đời sau.

Nội tiết và chuyển hóa: loãng xương, đái tháo đường… làm rối loạn hoocmon và tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Chấn thương: do chơi thể thao sai cách hoặc tai nạn gây tổn thương khớp gối.

Chế độ sinh hoạt không khoa học: ngồi lâu một chỗ, mang vác nặng, ít vận động…. dễ gây béo phì hoặc tổn thương khớp gối.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Để phát hiện thoái hóa khớp gối chính xác, bệnh nhân cần lưu ý một số triệu chứng sau:

Đau khớp: đau tại chỗ hoặc đau quanh khớp gối, đau tăng khi vận động giảm khi nghỉ ngơi, đau theo từng đợt và tăng dần.

Lạo xạo khớp gối: Bị thoái hóa khớp gối có thể gây ra các tiếng kêu lạo xạo, răng rắc kèm theo cứng khớp vào buổi sáng khi co duỗi chân, gập chân...

Biến dạng khớp gối: sưng, lệch trục vòng kiềng, người bị thoái hóa khớp gối thường có dáng chân chữ O chữ X, mọc gai khớp gối…

Hạn chế vận động: các động tác bước đi, đứng lên ngồi xuống, ngồi xổm… không linh hoạt.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì?

Khớp gối là một bộ phận của cơ thể nên cũng cần được nuôi dưỡng và cung cấp những dưỡng chất cần thiết. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ thoái hóa khớp gối thường trực.

Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh - 2

Dinh dưỡng cho người bệnh thoái hóa khớp gối

Cách điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến

- Chữa thoái hóa khớp gối bằng Tây Y

Thuốc tây: thuốc giảm đau (Paracetamol hoặc paracetamol), thuốc chống viêm không steroid (Mobic, Celebrex,…), tiêm trực tiếp Corticoid cho người bệnh thoái hóa khớp gối vào đường nội khớp…

Thủ thuật và phẫu thuật: đục xương chỉnh trục, cấy tế bào sụn tự thân, ghép sụn hoặc thay khớp nhân tạo trong trường hợp người bệnh thoái hóa khớp gối đã biến chứng.

>> Xem thêm: Bị đau khớp gối uống thuốc gì? Danh sách những loại thuốc nên sử dụng

- Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông Y

Bài thuốc nam: sử dụng cây đau xương, lá lốt, cây huyết đằng, cỏ trinh nữ… sắc nước uống hàng ngày có tác dụng giảm đau thoái hóa khớp gối, thông kinh hoạt lạc, kết hợp đắp thuốc từ ngải cứu, hành củ và giấm...

Vật lý trị liệu: châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu… được ứng dụng phổ biến nhằm giảm đau, thư giãn khớp gối.

- Bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối

Các môn thể thao: bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, tập thể hình, đi bộ dưới nước… là các biện pháp được các chuyên gia khuyên cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối.

Các bài tập: đứng thẳng kéo 1 chân, ngồi ghế nâng chân, nằm ngửa nhấc chân, lên cầu thang… Người bệnh thoái hóa khớp gối thực hiện tại nhà cũng mang lại hiệu quả tốt.

Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh - 3

Bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV Đại học Y dược TPHCM): “Hiện nay, chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng phương pháp bảo tồn đang là xu hướng chữa bệnh hàng đầu. Bài thuốc An Cốt Nam của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược được giới chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả chữa thoái hóa khớp gối bền vững, an toàn.”

Trong khi hầu hết các phương pháp bảo tồn hiện nay đều chỉ ứng dụng riêng lẻ thì An Cốt Nam dựa trên cơ chế “Kiềng 3 chân” để giải quyết dứt điểm thoái hóa khớp gối. Bài thuốc uống An Cốt Nam chiếm 75% tác dụng, trong khi đó cao dán, vật lý trị liệu và bài tập hỗ trợ đắc lực cho hiệu quả cuối cùng.

Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh - 4

Chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả nhờ An Cốt Nam

Đây là lần đầu tiên mà một bài thuốc Đông Y lại cộng hưởng toàn diện được tất cả các liệu pháp cần thiết cho quá trình phục hồi khớp và chữa trị thoái hóa khớp gối dứt điểm. Nhờ vậy mà bệnh nhân bỏ qua được lo lắng về chi phí và thời gian điều trị.

Thông thường, khi chữa thoái hóa khớp gối bằng An Cốt Nam người bệnh chỉ cần sử dụng 2-3 liệu trình. Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, đối với một cách trị thoái hóa khớp gối bảo tồn, ông thường quan tâm đến tính an toàn và hiệu quả tổng thể.

Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh - 5

Tại chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của đài VTV2, bác sĩ cũng đánh giá An Cốt Nam là bài thuốc hay, có nguồn gốc kiểm định rõ ràng, tuân thủ theo các nguyên tắc chữa thoái hóa khớp gối bảo tồn, tức là sửa chữa và phục hồi, bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng.Đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Miền Bắc

Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường;

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ;

Địa chỉ: 138 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội;

Điện thoại: 0983.34.0246

Miền Nam

Phòng chẩn trị YHCT An Dược;

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ;

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng - Phường 15 – Q.Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh;

Điện thoại: 0903.876.437;Website: http://ancotnam.net/

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN