Suy giãn tĩnh mạch lúc mang thai khi nào thì biến mất?

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, chiếm khoảng 40% phụ nữ trong thai kỳ. Nếu không biết cách phòng ngừa và điều trị sẽ khiến quá trình mang thai trở nên nặng nề hơn. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách phòng tránh và cải thiện suy giãn tĩnh mạch.

Nguyên nhân nào gây suy giãn tĩnh mạch khi mang thai?

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Đặc biệt là vào giữa và cuối thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Khi bệnh xuất hiện, bạn sẽ gặp các triệu chứng như nặng nề, đau nhức, tê bì chân, ngứa da và thỉnh thoảng bị chuột rút vào ban đêm.

Khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất một lượng máu lớn để nuôi thai nhi phát triển. Chính điều này sẽ gây thêm áp lực lên các mạch máu, đặc biệt là các tĩnh mạch ở chân, vốn phải hoạt động chống lại trọng lực để đẩy tất cả lượng máu đó trở lại tim.

Thêm vào đó là sự tăng cân và áp lực từ tử cung khi thai nhi phát triển lớn dần đè nén mạch máu vùng chậu. Cộng với tác động làm giãn mạch máu của hormone progesterone mà cơ thể sản xuất trong thời kỳ mang thai là yếu tố gây ra suy giãn tĩnh mạch khi mang thai.

Áp lực từ tử cung đè nén lên vùng chậu có thể gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch

Áp lực từ tử cung đè nén lên vùng chậu có thể gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch

Khi nào thì suy giãn tĩnh mạch khi mang thai biến mất?

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai gây đau nhức, tê bì, chuột rút vào ban đêm, cộng với sự mệt mỏi khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ. Hầu hết các trường hợp, nếu không bị suy giãn tĩnh mạch trước khi mang thai, thì bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục sau vài tháng khi sinh con.

Tuy nhiên nếu bạn không phòng ngừa và điều trị sớm thì bệnh sẽ có nguy cơ cao tái phát trong lần mang thai tiếp theo. Và giống như nhiều triệu chứng khi mang thai khác, bao gồm cả rạn da, đặc biệt là giãn tĩnh mạch có xu hướng di truyền, vì vậy nếu mẹ mắc bệnh khi mang thai, em bé sinh ra cũng có nhiều khả năng sẽ mắc suy giãn tĩnh mạch theo.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy cơ tái phát trong lần mang thai tiếp theo nếu không điều trị sớm.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy cơ tái phát trong lần mang thai tiếp theo nếu không điều trị sớm.

Làm gì để cải thiện suy giãn tĩnh mạch khi mang thai?

Không phải tất cả phụ nữ đều gặp phải suy giãn tĩnh mạch khi mang thai. Nhưng bạn cần đề phòng bằng cách lưu giữ một số mẹo giúp phòng ngừa ngay tại nhà như:

Giữ cho máu luôn được lưu thông tốt: Hãy nâng cao chân khi ngồi. Khi đứng, đặt một chân lên một chiếc ghế thấp và luân phiên 2 chân. Thường xuyên xoay cổ chân và không ngồi khoanh chân, không bắt chéo chân.

Tập thể dục, vận động nhẹ là chìa khóa quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai. Vì vậy bạn hãy đi bộ mỗi ngày, hoặc thực hiện một số bài tập tăng cường lưu thông máu. 

Mặc quần áo thoải mái, vừa vặn. Không đeo thắt lưng hoặc giày ống bó sát vào chân, không mang giày cao gót.

Mang vớ nén áp lực: Mang vớ là cách đơn giản giúp dòng máu lưu thông tốt và giúp bạn ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu ở chân.

Kiểm soát cân nặng: Trong thời kỳ mang thai không tránh khỏi việc tăng cân. Tuy nhiên bạn nên có chế độ ăn “vào con không vào mẹ” và tránh tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn. Vì tăng cân sẽ gia tăng áp lực lên đôi chân và vùng chậu.

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Một chế độ ăn uống cân bằng khi mang thai có thể giúp cho tĩnh mạch của bạn khỏe mạnh. Đảm bảo ăn nhiều thực phẩm có vitamin C, mà cơ thể sử dụng để sản xuất collagen và elastin, các mô liên kết giúp phục hồi và duy trì sức khỏe mạch máu.

Diosmin Expert – mang đến sự nhẹ nhàng cho đôi chân

Bạn có chịu đựng được tình trạng đau, nặng chân, nhức mỏi chân, bị chuột rút về đêm, cộng với sự mệt mỏi nặng nề khi mang thai nữa. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây khó chịu và làm xáo trộn sinh hoạt hằng ngày trong suốt quá trình thai kỳ.

Do đó, ngoài việc có một lối sống lành mạnh bạn cũng cần cho mình một giải pháp hiệu quả và an toàn để làm giảm các triệu chứng, hồi phục cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Khi đề cập đến việc điều trị và phục hồi suy giãn tĩnh mạch chân, thành phần Diosmin từ lâu đã được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo là thành phần phổ biến và sử dụng rộng rãi nhờ công dụng tăng trương lực tĩnh mạch, giảm sức căng và tình trạng ứ trệ của tĩnh mạch, bảo vệ và làm tăng độ bền của các mạch máu nhỏ.

Diosmin, một flavonoid, lần đầu tiên được phân lập từ cây ngải cứu (Scrophularia noteosa L.) vào 1925 và được sử dụng từ 1969 như một liệu pháp tự nhiên để điều trị các bệnh khác nhau, như bệnh trĩ, suy giãn tĩnh mạch, cũng như các bệnh liên quan đến rối loạn tuần hoàn máu khác.

Ngày nay, Diosmin là được chiết xuất chủ yếu ở những loại trái cây họ cam quýt.

Kem bôi Diosmin Expert với các thành phần được chiết xuất tự nhiên, an toàn và lành tính, sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng.

Với phụ nữ có thai, sự tư vấn, thăm khám và theo dõi định kỳ của bác sĩ là rất cần thiết, để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho mẹ và em bé.

Suy giãn tĩnh mạch lúc mang thai khi nào thì biến mất? - 3

Công dụng của kem bôi Diosmin Expert:

- Với sự có mặt của thành phần Diosmin

- Giúp chăm sóc vùng da chân

- Mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu

Suy giãn tĩnh mạch lúc mang thai khi nào thì biến mất? - 4

Trong quá dùng sản phẩm, cần chú ý kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh và luyện tập khoa học như kiểm soát cân nặng, nằm ngủ kê cao chân, hạn chế ngồi một chỗ lâu, vận động cơ thể mỗi ngày; chú trọng chế độ ăn uống, dinh dưỡng đúng cách như ăn nhiều rau củ, chất xơ.

Hotline tư vấn thêm: 1900 27 27 81

Website: www.diosmin.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/diosminvn

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN