Những ai dễ mắc bệnh trĩ nhất?

Dân gian có câu “thập nhân cửu trĩ” để phản ánh tình trạng phổ biến của bệnh trĩ. Hiện nay, tuổi mắc bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa. Trong số đó, có những người thuộc nhóm nguy cơ cao như: phụ nữ có thai, lao động làm việc văn phòng hoặc tài xế ngồi nhiều, người lao động nặng nhọc hoặc bị táo bón thường xuyên do chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Những đối tượng dễ mắc trĩ nhất và nguyên nhân

Những ai dễ mắc bệnh trĩ nhất? - 1

Mỗi đối tượng có những nguyên nhân mắc bệnh khác nhau cũng như chế phẩm điều trị riêng phù hợp tình trạng bệnh và cơ địa bệnh nhân.

1. Phụ nữ có thai có tỷ lệ mắc trĩ có thể đến 50%

Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động…. Phụ nữ mang thai và cho con bú còn phải chịu thêm những nguyên do khác, mà nhiều khi là "bất khả kháng": Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Táo bón trong lúc mang thai là bệnh thường gặp, do phải bổ sung canxi và sắt, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.

Những ai dễ mắc bệnh trĩ nhất? - 2

2. Người làm việc văn phòng hay ngồi nhiều

Thực tế đáng báo động đang được cảnh báo là số lượng dân văn phòng bị bệnh trĩ càng lúc càng cao. Nguyên nhân không quá khó hiểu, bởi công việc văn phòng thường đòi hỏi người lao động phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động, làm tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng là một trong số những thủ phạm chính gây nên bệnh trĩ. Bên cạnh đó là lượng công việc nhiều, bận rộn căng thẳng dẫn đến không nạp đủ lượng nước cần thiết, kèm theo chế độ ăn bất cân bằng thiếu rau xanh, chủ yếu thức ăn nhanh và thường nhịn đi cầu nên rất dễ gây táo bón và mắc trĩ. Lời khuyên cho những người làm nghề này là nên đi lại khoảng 5 phút sau khoảng 1 giờ ngồi làm việc, cần sinh hoạt ăn uống điều độ và nên luyện tập thể thao đều dặn khoảng 30 phút mỗi ngày.

3. Tài xế lái xe  

Tài xế lái xe cũng dễ mắc bệnh trĩ do ngồi lâu ở một chỗ ảnh hưởng đến lưu thông máu đến hậu môn, tăng áp lực tĩnh mạch vùng này nên dễ gây ra trĩ. Họ cũng thường nhịn đi đại tiện vì không có thời gian hay điều kiện lái xe đường dài không cho phép đã làm mất dần phản xạ đại tiện, ảnh hưởng đến nhịp độ và tần suất của đại tiện, gây táo bón thường xuyên và dẫn đến trĩ.

Những ai dễ mắc bệnh trĩ nhất? - 3

Người bệnh tự nhận biết bệnh trĩ: Cảm giác khó chịu vùng hậu môn, trực tràng. Sờ thấy khối trĩ sa ra bên ngoài. Khi đi ngoài thường thấy máu tươi ra nhiều hoặc ít.

4. Người lao động nặng nhọc

Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai (công nhân bốc vác ở các bến cảng, công nhân xây dựng,…) làm cho áp lực trong ổ bụng trong đó có áp lực tĩnh mạch trực tràng hậu môn tăng lên một cách đáng kể trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm làm các mạch này bị chùn dãn, gây ra trĩ.

5. Người bị táo bón lâu ngày và thường xuyên

Táo bón là một bệnh lý của đường tiêu hóa mà hầu hết ai cũng gặp nhiều lần trong đời. Đây là tình trạng đại tiện phân khô cứng, buồn đi vệ sinh mà không đi được. Khi bị táo bón mỗi lần đi vệ sinh phải rặn nhiều, áp lực xuống dồn xuống vùng hậu môn – trực tràng. Việc dồn áp lực lên hệ tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng này sẽ khiến chúng bị giãn nở quá mức và bị cọ sát mạnh. Vì vậy, nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch vùng này bị mất trương lực, dễ chảy máu nếu bị cọ sát mạnh vào thành hậu môn. Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

Phòng ngừa và giải pháp hạn chế bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay gặp nhưng đa số thường nhẹ và không quá nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên triệu chứng của nó thì gây khó chịu, giảm sự thoải mái và chất lượng cuộc sống của người bệnh, vì vậy cần thiết để tìm đến các giải pháp điều trị thích hợp.

Các giải pháp hạn chế bệnh trĩ có thể kể đến như: thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế ngồi lâu một chỗ, một tư thế, tăng vận động, chế độ ăn nhiều rau xanh, ăn ít đồ chiên dầu mỡ, hạn chế bia rượu, thuốc lá cùng với uống đủ nước, bổ sung trái cây, tập thói quen đi đại tiện đúng lúc và chỉ trong khoảng thời gian nhất định, không ngồi quá lâu

Giải pháp thiên nhiên cải thiện triệu chứng tại chỗ của trĩ

Nếu đã thay đổi lối sống lành mạnh mà triệu chứng vẫn còn, thì cần thiết tìm đến các giải pháp nội khoa chưa can thiệp. Các triệu chứng tại chỗ ở vùng hậu môn trực tràng gây đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc trĩ như: sưng viêm, đau rát, ngứa, sa búi trĩ, chảy máu khi đại tiện. Với các triệu chứng này, bệnh nhân có thể sử dụng các chế phẩm tác dụng tại chỗ búi trĩ như dạng viên đặt hay thoa (mỡ, gel), được sản xuất bởi nhãn hiệu uy tín, chứa các thành phần lành tính. Trong đó nhất định phải kể đến chế phẩm từ thiên nhiên Repaherb. Đây là chế phẩm trị trĩ được ra đời từ nghiên cứu của các chuyên gia đến từ công ty Egis Pharmaceuticals PLC tại Hungary và rất được các bệnh nhân châu Âu tin dùng.

Những ai dễ mắc bệnh trĩ nhất? - 4

Repaherb được bào chế từ các thành phần thiên nhiên như chiết xuất cúc xu xi, lá cây Phỉ, cúc La Mã, kết hợp với dược chất Sucralfate có hoạt tính kết dính bề mặt tổn thương mạnh để bao phủ và bảo vệ. Từ đó, tạo thành chế phẩm mỡ thoa trực tràng và viên đặt trực tràng đáp ứng được nhu cầu cải thiện triệu chứng của nhiều đối tượng bệnh nhân mắc trĩ như đau, ngứa rát, sưng viêm. Bên cạnh đó, Repaherb giúp săn se búi trĩ, nhanh lành vết thương của vùng hậu môn trực tràng và giảm nguy cơ khô nứt, tổn thương vùng này khi đại tiện một cách hiệu quả. Chế phẩm có 2 dạng bào chế vô cùng tiện dụng, không nhầy dính gây khó chịu cho bệnh nhân. Dạng mỡ thoa thích hợp với các búi trĩ bên ngoài hậu môn. Dạng viên đạn thích hợp với búi trĩ nội bên trong trực tràng. Quan trọng hơn, Repaherb là giải pháp từ thiên nhiên dùng điều trị tại chỗ với thành phần lành tính nên an toàn cho bệnh nhân kể cả cho phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú.

Những ai dễ mắc bệnh trĩ nhất? - 5

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN