Nguyễn Tùng Lâm: Người thầy thuốc tâm huyết với cây thuốc Nam của người Việt
“Nguyên liệu khan hiếm, bệnh dịch gia tăng, kết hợp với nạn dược liệu bẩn đẩy chất lượng thuốc Việt xuống cấp báo động. Thấu hiểu rất rõ vấn đề này, tôi và nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nỗ lực phát triển cánh đồng trồng dược liệu sạch, góp phần tạo ra nguồn thuốc chất lượng cho người tiêu dùng.”
Đó là tâm sự của thầy thuốc Nguyễn Tùng Lâm – PGĐ chuyên môn nhà thuốc Nam gia truyền nhà thuốc Đỗ Minh Đường (Chi nhánh Tp.HCM) khi chia sẻ về hiện trạng sử dụng thuốc Đông y của người Việt.
Thầy thuốc Nguyễn Tùng Lâm - PGĐ chuyên môn nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường
- Tốt nghiệp Đại học Y dược Tp.HCM, là Ủy viên hội Đông y xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
- Nguyên BS Đa khoa Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc
- Cố vấn chuyên môn tại Tập đoàn Y dược Việt Nam
Còn lắm nỗi lo về nguồn gốc dược liệu của người Việt
Thế kỷ XIV, Tuệ Tĩnh đã dạy “Nam dược trị Nam nhân” ý chỉ là thuốc nam trị bệnh cho người Việt Nam. Tuy nhiên tới thế kỷ 18, Hải thượng Lãn Ông viết trong cuốn Hải thượng y Tông Tâm lĩnh rằng: “Như thuốc nam thì rất tốt, rất nhiều, rất rẻ, nhưng không biết dùng để chữa bệnh”.
Thực vậy, Việt Nam là quốc gia có nguồn thảo dược phong phú, với hơn 4.000 loài khác nhau. Đáng buồn là, Viện Dược liệu Quốc gia ghi nhận, 80% dược liệu làm thuốc tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Số dược liệu này chủ yếu nhập về theo đường tiểu ngạch, dược liệu thuộc là loại 3, 4 hoặc thậm chí là bã thuốc, thứ dược đã bị ép lấy hết hoạt chất.
Nguồn gốc dược liệu tại Việt Nam vẫn là dấu hỏi lớn với người tiêu dùng
Đông y dùng thảo mộc (lá, hoa, quả, thân cây, rễ cây...) làm thuốc bằng cách thu hái về phơi hoặc sấy khô. Thuốc Đông y hơn nhau ở chỗ bào chế, sao tẩm. Ông cha ta thường lấy hoàng thổ, dầu cám để sao tẩm để bổ tỳ vị, làm giảm bớt tính hàn.
Tuy nhiên, tại một số cơ sở y học cổ truyền hiện nay, một số thầy thuốc đông y bỏ qua bước sao tẩm, dùng trực tiếp thuốc sống dẫn tới kết quả điều trị kém và nguy cơ phản tác dụng cao. Chưa kể, người ta còn xông thuốc bằng diêm sinh ở nồng độ cao vượt mức quy định (trên 20%) khiến hoạt chất trong dược liệu bị biến đổi dễ gây tổn thương tạng, phủ.
Thầy thuốc Lâm chia sẻ: “Điều mong mỏi lớn nhất của tôi bây giờ là chủ động được nguồn nguyên liệu để đáp ứng đủ nhu cầu bào chế thuốc, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.”
“Đó chính là lý do, tôi và các cộng sự tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã bắt tay đầu tư và phát triển 2 cánh đồng dược liệu sạch tại thôn Đồng Hoà, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình và Nghĩa Trai, tỉnh Hưng Yên.”, thầy thuốc Lâm cho biết thêm.
Thầy thuốc Nguyễn Tùng Lâm: “Nhà thuốc Đỗ Minh Đường xây dựng vườn dược liệu sạch vì lợi ích người Việt”
Phương châm hoạt động của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là “Vì bệnh nhân tận tâm phục vụ”, đặc biệt với thầy thuốc Lâm: “Cái tâm của người thầy thuốc chân chính không bao giờ cho phép bất cứ ai phải sử dụng dược phẩm bẩn, kém chất lượng.”
Vài năm trở lại đây, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã và đang đầu tư 2 cánh đồng dược liệu chuyên canh tại Hòa Bình và Hưng Yên.
>> Đừng bỏ lỡ: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường phát triển nguồn dược liệu sạch, mục tiêu chăm sóc sức khỏe người Việt
Cánh đồng dược liệu sạch của nhà thuốc Đỗ Minh Đường tại Hòa Bình và Hưng Yên
Thầy thuốc Lâm cùng cộng sự đã đi dọc dải đất hình chữ S, lựa từng mảnh đất để chọn ra vùng đất khí hậu tốt, môi trường canh tác tự nhiên, thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng dược liệu, thu lại hàm lượng hoạt chất cao.
Cây giống đầu vào đều là loại được ươm mầm từ Viện dược liệu Quốc gia, đạt tiêu chuẩn CO – CQ của Bộ y tế. Cam kết không chất bảo quản – không thuốc tân dược – không gây nghiện thuốc sau khi ngưng sử dụng.
Với định hướng phát triển dược liệu sạch, bền vững, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã thuê và đào tạo nhân công chăm bón, chăm sóc thảo dược theo dây chuyền công nghệ nhập từ châu Âu. Thảo dược sau khi được thu hái sẽ trải qua quá trình sơ chế theo tiêu chuẩn, hiệu quả thẩm thấu của thuốc đạt đến mức tối đa.
Vì thế, dù nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã cải tiến thành dạng viên hoàn, cao thuốc uống hay rượu ngâm, nhưng chất lượng thuốc, đặc điểm tính vị, công năng, tác dụng theo y học cổ truyền vẫn không thay đổi.
“Cây thuốc Nam của người Việt, ấy không chỉ là vị thuốc mà còn là nguồn gốc, cội nguồn của cha ông. Biết quý trân trọng từng cây thuốc chính là cách chúng ta nhắc nhớ về cội nguồn và không ngừng ghi nhớ về trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ tinh hoa y học cổ truyền của nhân loại.”, Thầy thuốc Lâm chia sẻ.
NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN DÒNG HỌ ĐỖ MINH - Đỗ Minh Đường là nhà thuốc gia truyền, luôn không ngừng phát triển, được đánh giá cao và vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng 2017”. - Sang năm 2018, nhà thuốc tiếp tục được lựa chọn, trở thành đơn vị đồng hành cùng Đài truyền hình VTV2 trong chương trình “Khỏe thật đơn giản”, nhằm nâng cao nhận thức chữa bệnh bằng y học cổ truyền của người dân. Địa chỉ nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường: * Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình. Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 * Hồ Chí Minh: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh. Hotline: 028 3899 1677 – 0932 088 186 * Zalo: 0963.302.349 *Giấy phép hoạt động: 673/SYT – GPHĐ * Website: dominhduong.com *Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong/ |