Muốn thoát cảnh nội soi, người đau dạ dày (bao tử) nhất định phải đọc bài viết này

Sự kiện: Bệnh về dạ dày

Nói đến nội soi dạ dày, nhiều người không khỏi lo ngại vì cảm giác nôn nao, kích thích và đau. Đó cũng chính là lý do dù bị đau dạ dày (bao tử) nhưng nhiều người vẫn chần chừ không đi khám. Tuy nhiên đây là một trong những thủ thuật cơ bản giúp quan sát tận mắt những tổn thương trên niêm mạc dạ dày – tá tràng, từ đó đưa ra chẩn đoán và phương án điều trị hợp lý.

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Trong bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng, các triệu chứng của bệnh chỉ có giá trị tham khảo chứ chưa có giá trị chẩn đoán. Để có thể kết luận chính xác được rằng bạn bị viêm loét dạ dày – tá tràng hay không, bác sĩ thường dựa vào hình ảnh nội soi. Vì vậy, nếu bạn gặp các triệu chứng sau, bạn cần thăm khám và nội soi để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị chính xác nhất.

- Đau vùng thượng vị (vùng trên rốn, dưới xương ức)

- Ợ hơi, ợ chua

- Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu

- Buồn nôn, nôn sau khi ăn

- Nóng rát, đau tức ngực

- Thiếu máu không rõ nguyên nhân...

- Nôn ra máu

- Đi ngoài phân đen

- Sau đợt điều trị có thể cần nội soi lại để kiểm tra hiệu quả đợt điều trị.

Nội soi dạ dày có vai trò gì trong điều trị viêm loét dạ dày?

Nội soi dạ dày giúp bác sĩ quan sát được những tổn thương trên niêm mạc dạ dày, từ đó xác định rõ mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày.

Trong quá trình nội soi có thể kết hợp sinh thiết (lấy một mẫu nhỏ trên niêm mạc dạ dày) để thực hiện các xét nghiệm xác định xem bạn có đang nhiễm khuẩn HP hay không để có hướng điều trị chính xác nhất.

Muốn thoát cảnh nội soi, người đau dạ dày (bao tử) nhất định phải đọc bài viết này - 1

Nội soi dạ dày giúp bác sĩ quan sát được tổn thương ở dạ dày - tá tràng

Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày?

- Bạn cần nhịn ăn trước khi nội soi dạ dày khoảng 6 giờ.

- Hạn chế uống nước, không uống sữa, không uống nước có gas, nước có màu. Mục đích là để làm rỗng dạ dày, giúp bác sĩ quan sát niêm mạc dạ dày chính xác hơn và giúp tránh sặc, giảm cảm giác buồn nôn trong khi nội soi.

- Nếu đang phải uống thuốc, cần thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đang uống.

Các phương pháp nội soi dạ dày

- Nội soi qua đường miệng không gây mê: thường ít đau nhưng bệnh nhân thường cảm thấy buồn nôn, nôn mửa do dây soi chặn ở cổ. Để giảm bớt tình trạng khó chịu này, trong quá trình nội soi bạn cần thả lỏng cơ thể và thực hiện đúng theo hiệu lệnh của bác sĩ. Nếu gặp bất cứ khó chịu nhỏ nào trong suốt quá trình, bạn có thể hít thở sâu, chậm rãi để thoải mái hơn.

- Nội soi có thuốc gây mê: bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi nội soi, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu nhưng tăng nguy cơ dị ứng thuốc, sốc thuốc do sử dụng thuốc gây mê. Trước khi gây mê thường phải test thuốc trước xem có dị ứng hay không.

- Nội soi qua đường mũi: người bệnh vẫn tỉnh táo và có thể nói chuyện với bác sĩ, ít khó chịu hơn nội soi qua đường miệng không gây mê nhưng thường có giá thành cao hơn.

Muốn thoát cảnh nội soi, người đau dạ dày (bao tử) nhất định phải đọc bài viết này - 2

Phương pháp nội soi đường mũi

Sau khi nội soi dạ dày bạn biết được điều gì?

Sau khi nội soi, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận là bạn đã bị viêm, trợt, xung huyết, phù nề, loét…niêm mạc hang vị, niêm mạc dạ dày, tá tràng kèm theo kết quả test vi khuẩn HP, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. Để thoát cảnh nội soi, mỗi bệnh nhân dạ dày cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và tái khám theo lịch hẹn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân viêm loét hang vị, viêm loét dạ dày, đau dạ dày (bao tử) tái phát liên miên

Người viêm loét dạ dày - tá tràng thường tái phát các triệu chứng: đau dạ dày (bao tử), nóng rát, đầy bụng, khó tiêu... do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương như viêm, trợt, xung huyết, loét...  

Việc giải quyết các triệu chứng chỉ là giải quyết phần ngọn, muốn hạn chế tái phát các triệu chứng thì người bệnh cần có phương pháp hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Niêm mạc dạ dày, nhất là ở khu vực hang vị dạ dày, hằng ngày phải tiếp xúc với acid dịch vị và thức ăn nên rất dễ bị tổn thương và khó làm lành khi đã bị tổn thương. Vì vậy, quá trình làm lành niêm mạc dạ dày cần thời gian và kiên trì dùng đúng liệu trình.

Sự kết hợp của Dạ cẩm và cây Cộng sản: Giải pháp hỗ trợ tái tạo và làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương

Tác dụng làm lành vết loét của Dạ cẩm kết hợp với tác dụng chống viêm của cây Cộng sản trong sản phẩm Vương Dạ Khang giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc dạ dày tổn thương.

Muốn thoát cảnh nội soi, người đau dạ dày (bao tử) nhất định phải đọc bài viết này - 3

>> Để được Dược sĩ tư vấn về viêm loét hang vị, đau dạ dày (bao tử) tái phát, hãy gọi ngay Tổng đài 1800 6933 (miễn cước) và tìm hiểu về sản phẩm Vương Dạ Khang TẠI ĐÂY

>> Những bệnh nhân đã nội soi bị kết luận: viêm dạ dày, viêm trợt, xung huyết, loét hang vị dạ dày, test HP (+), tham khảo kinh nghiệm làm lành vết loét dạ dày sau 5 năm viêm xung huyết hang vị dạ dày tái phát của chị Hà: TẠI ĐÂY

>> Những bệnh nhân chưa nội soi đang có triệu chứng: đau dạ dày (bao tử), nóng rát, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, tìm mua sản phẩm Vương Dạ Khang TẠI ĐÂY

Muốn thoát cảnh nội soi, người đau dạ dày (bao tử) nhất định phải đọc bài viết này - 4

Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Bệnh về dạ dày Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN