Kỳ 1: Rắn – truyền thuyết và những bất ngờ về tài chữa bệnh

Rắn thường nổi tiếng là loài vật khôn ngoan, lanh lợi và đáng sợ nhất hành tinh. Song, có những sự thật kinh ngạc không phải ai cũng biết về rắn, đặc biệt là rắn hổ mang – vua của các loài rắn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua loạt bài viết “Khám phá rắn hổ mang”…

Kỳ 1: Rắn – truyền thuyết và những bất ngờ về tài chữa bệnh

Hình tượng rắn không chỉ xuất hiện trong hầu hết các nền văn hóa mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ở nhiều nơi, rắn được sùng kính như một vị thần. Rắn được tôn là biểu tượng của sự linh thiêng, thông thái, lòng nhân ái và tư tưởng cứu nhân độ thế. Đặc biệt, rắn còn được lựa chọn trở thành biểu tượng của ngành Y dược trên toàn thế giới.

Rắn và những huyền thoại

Ở Châu phi, Rắn được lưu truyền là con vật lâu đời nhất. Nó xuất hiện trước cả khi trái đất hay còn người được tạo ra. Hình tượng rắn ngậm đuôi tạo nên vòng tròn kín được chọn làm biểu tượng cho sự vĩnh cửu của người Châu Phi. Họ tôn rắn là tổ tiên sáng tạo và thờ rắn với tư cách là thờ vị thần tối cao của dân tộc mình.

Tại Mexico, huyền thoại về vị Thần Rắn Lông Chim cũng khiến cho rắn không những được xuất hiện trong hầu hết các kiến trúc của thành phố cổ Teotihuacan, mà còn được tôn sùng, thờ cúng, xem rắn như một vị thần bảo hộ của gia đình và là trở thành biểu trưng ý niệm về thời gian của người dân nơi đây.

Trong quan niệm của người dân Katsina, Daura và Hausa (vùng cao nguyên ở phía bắc của núi Elgon), rắn được sùng bái như vật tổ, có khả năng chữa bệnh, cầu thai. Chính vì thế, rắn có thể tự do vào nhà người dân mà không hề bị hại. Họ quan niệm: rắn là biểu tượng cho sự sung túc rắn là loại vật giúp giảm bớt những rủi ro và mang lại nhiều, tốt đẹp.

Ở Ấn Độ, Myanma, hay một số nước Châu Á khác, rắn cũng được tôn thờ như một vị thần. Rắn được tôn là một biểu tượng của sự bất tử. Rất nhiều địa danh được lấy tên từ âm hưởng của rắn thần Nagar, vị thần ban cho con người sự sống, sự sinh sôi, may mắn và thịnh vượng.

Kỳ 1: Rắn – truyền thuyết và những bất ngờ về tài chữa bệnh - 1

Rắn được sùng bái và tôn thờ như vị thần tối cao trong tín ngưỡng của nhiều quốc gia

Rắn - biểu tượng 2000 năm của ngành Y - Dược

Có lẽ, nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biểu tượng của ngành y, một ngành cứu người lại là con rắn! Nhưng mọi chuyện đều có nguyên do của nó.   

Thần loại Hy Lạp kể lại: Trong một lần đi thăm bạn, Asklepios gặp một con rắn trên đường. Ông đưa cây gậy ra và con rắn liền bò lên quấn quanh cây gậy. Thấy vậy, ông đã đập cây gậy xuống đất để giết chết con rắn. Ngay sau đó, một con rắn khác xuất hiện, miệng ngậm một loại thảo dược bỏ vào miệng con rắn đã chết giúp nó sống lại. Asklepios tình cờ biết được thứ cỏ lạ đấy, nghiên cứu và tìm hiểu thêm, từ đó trở thành một thần y chữa bệnh cứu sống rất nhiều người..

Sử cổ La Mã cũng ghi nhận, vào khoảng năm 295 trước Công nguyên, thần Asklepios đã dùng con mãng xà để tiêu diệt một đợt dịch hạch nghiêm trọng. Vì thế, người La Mã đã lập nhiều đền thờ để vinh danh Asklepios. Cũng từ đó, hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy của Asklepios được gắn liền với ngành Y. Cây gậy tượng trưng cho quyền lực siêu nhiên và con rắn tượng trưng cho sự thông thái, khả năng chữa lành bệnh và kéo dài sự sống.

Kỳ 1: Rắn – truyền thuyết và những bất ngờ về tài chữa bệnh - 2

Rắn được thế giới chọn là biểu tượng của ngành Y - Dược

Cái chén với con rắn quấn quanh của nữ thần Hygeia, con gái của thần Asklepios cũng trở thành biểu tượng của ngành Dược. Trong đó, cái chén tượng trưng cho nước thuốc và con rắn tượng trưng cho sự chữa lành bệnh.

Như vậy, mặc dù mỗi nền văn hóa khác nhau, rắn lại được gắn với những truyền thuyết, quan niệm khác nhau. Nhưng trên tất cả, loài vật này vẫn là biểu tượng của sự khôn ngoan, sự bắt đầu, bất tử, đổi mới liên tục và đặc biệt là biểu tượng cho sự chữa lành bệnh. Ở kỳ tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về khả năng chữa bệnh kỳ diệu của loài rắn.

Để biết thêm thông tin, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 63 64 68 hoặc truy cập website: bachxa.vn

Tài liệu tham khảo

1. Bài viết “Gậy thiêng và Rắn thần” của GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Sài Gòn Tiếp Thị, tháng 2/2013.

2.The Symbol of Medicine: Aesculapius or Caducues?, của Pejic R Nicholas,, trong The Journal of American Medical Associarion (JAMA), bộ 275(16), tháng 4 1996, trang 1232

3. Medicine Chided Over use of wrong symbol, Newsbrief, Canadian Medical Association, trong CMAJ, vol 15(12) 15 Dec 1994, trang 1737.

4. Chevalier.J, Gheebrant.A (chủ biên), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư dịch, Nxb Đà Nẵng, 1997, tr.764.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN