Hiểm họa từ dùng thuốc chữa bệnh khớp không đúng cách
Uống thuốc đều đặn, đúng liều, tuân thủ lộ trình và thời gian điều trị là những việc tưởng chừng như rất đơn giản khi điều trị bệnh khớp, nhưng không phải người bệnh nào cũng làm đúng, làm đủ. Vậy nên, rất nhiều bệnh nhân khớp dù đã chữa trị bằng nhiều phương thuốc khác nhau nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh.
Dùng thuốc không kiên trì, tiền mất tật mang
Cô Nguyễn Thị Viết (61 tuổi), xã Hồng Minh, Phú Xuyên, Hà Nội đã có thâm niên “gắn bó” với bệnh thoái hóa khớp thắt lưng, thoát vị đĩa đệm hơn 10 năm nay. Nhưng cô có thói quen chỉ khi nào thấy đau mới uống thuốc, hết đau, cô lại ngưng uống. Vì thế, dù đã chữa bằng nhiều loại thuốc và tốn kém không ít chi phí điều trị nhưng bệnh của cô không những không khỏi mà ngày càng nặng thêm.
Tương tự cô Viết, bác Lê Hữu Thanh (Từ Sơn, Bắc Ninh) do không kiên trì dùng thuốc nên hễ cứ dùng một loại thuốc từ 1 đến 2 tuần mà không đỡ là bác lại tự ý ngưng để chuyển sang dùng loại khác. Cùng vì thế, suốt 8 năm điều trị căn bệnh gai cột sống thắt lưng mà bệnh vẫn không hề thuyên giảm.
Các chuyên gia cho rằng, việc tự ý ngưng dùng thuốc, khoảng cách giữa các lần uống không đều đặn, uống không đúng liều… khiến bệnh không khỏi mà ngày càng nặng, có thể gây biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp thậm chí tàn phế. Điều này khiến việc điều trị bệnh trở nên vô cùng tốn kém vì người bệnh không tận dụng được triệt để tác dụng của thuốc.
Đúng, đủ, đều – Công thức tốt để trị bệnh khớp
Chọn đúng thuốc: Để chữa khớp an toàn và hiệu quả thì việc “chọn đúng thuốc” là điều vô cùng cần thiết. Do đó, ngoài ưu tiên lựa chọn các nhà sản xuất uy tín, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn ở tầm quốc tế như GMP – WHO (thực hành sản xuất thuốc tốt); tiêu chuẩn GLP (thực hành tốt phòng thí nghiệm) và GSP (Thực hành tốt bào quản thuốc)…, người bệnh còn nên sử dụng các loại thuốc chất lượng, được bào chế từ các cây, con trong tự nhiên để an toàn và không tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Dùng đủ liều: Thuốc thảo dược thường điều trị căn nguyên gây bệnh. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ đủ số lần và số lượng thuốc cần uống trong một ngày theo chỉ dẫn, người bệnh khớp cần phải kiên trì dùng thuốc từ 3 đến 6 tháng tùy tình trạng nặng, nhẹ của bệnh trong mỗi đợt điều trị.
Tuyệt đối “uống bù thuốc” nếu như hôm trước “quên” uống. Khi sử dụng sản phẩm có thành phần cao rắn hổ mang và các thảo dược có tính nóng như Độc hoạt, Quế chi, Đỗ trọng…, một đến ba tuần đầu có thể gặp hiện tượng đau nhiều hơn, song không nên lo lắng và bỏ thuốc vì đây chỉ là hiện tượng “công thuốc”, tức là cơ thể bắt đầu tiếp nhận và thích ứng với các hoạt chất trong thuốc. Sau giai đoạn này, các triệu chứng sẽ giảm dần và ổn định hẳn.
Uống đúng lúc: Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn dùng thuốc như: thời điểm uống thuốc (trước, trong hay sau khi ăn); khoảng cách giữa hai lần uống thuốc, uống thuốc với nước đun sôi để nguội…
Người bệnh cũng không nên uống thuốc khi đang nằm, vì với tư thế này, thuốc dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản.
Ngoài ra, bệnh nhân khớp nên kết hợp uống thuốc với xoa bóp bằng cao xoa, nhất là các loại cao chứa thành phần nọc rắn Hổ Mang khô. Khi áp dụng đều đặn “trong uống” ngoài thoa”, bệnh khớp không chỉ thuyên giảm rõ rệt mà còn rút ngắn thời gian chữa trị, hiệu quả lâu bền, không lo tái phát.