Hen phế quản là gì? Triệu chứng, thuốc điều trị hen phế quản tốt nhất?

Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu cơn hen phế quản cấp tính xuất hiện đột ngột nhưng không được xử lý kịp thời. Nắm vững những thông tin cần thiết như hen phế quản là gì, dấu hiệu nhận biết, thuốc điều trị hen phế quản sẽ giúp người bệnh hạn chế được những tác động tiêu cực của căn bệnh này đối với cơ thể.

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản hay hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính của đường thở với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào làm tăng tính đáp ứng của đường thở (co thắt, phề nề, tăng tiết đờm) khi tiếp xúc với các tác nhân có trong môi trường.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hen phế quản người bệnh cần đi khám sớm:

- Khó thở: Người bệnh cảm thấy khó thở, thở khó khăn, hốt hoảng, vã mồ hôi, nói khó nghe, câu ngắn và từng từ. Nhiều người bệnh có cảm giác như có gì “thít” chặt cổ, không thở được, phải chống tay, so vai để thở.

- Thở khò khè: Có thể nghe được tiếng khò khè, tiếng rít khi thở. Đây là triệu chứng hen phế quản điển hình, thường gặp khi cơn hen cấp tính xuất hiện.

-Ho: Thường là ho khan vào ban đêm, sáng sớm hoặc mỗi khi hoạt động gắng sức.

- Nặng ngực: Người bệnh luôn luôn cảm thấy nặng ngực như có vật gì đó nặng đè lên.

Trên thực tế, các triệu chứng này khác nhau ở từng người và khác nhau ngay tại từng thời điểm. Hen ở trẻ em thường các triệu chứng cũng không rõ ràng, nhiều khi trẻ chỉ bị ho nhiều về đêm hay thở khò khè cũng có thể là một trong những dấu hiệu của hen suyễn.

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản và cơn hen cấp tính

Hen phế quản phát triển và kéo dài bởi tương tác giữa yếu tố gen và môi trường. Những nguyên nhân gây ra hen phế quản và cơn hen cấp tính thường gặp nhất bao gồm:

- Bụi nhà, nấm mốc, lông chó mèo, phấn hoa, nước hoa, khói thuốc lá, ký sinh trùng ở chăn đệm, khói xe, bụi kim loại….

- Thực phẩm dị ứng: đậu phộng, hải sản, sữa…

- Một số loại thuốc như penicillin, aspirin…

- Do bị nhiễm khuẩn: Những bệnh như viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm họng…. có thể gây khởi phát cơn hen ở những người bệnh cơ địa dị ứng.

- Tâm lý: Người bị hen nếu thường xuyên căng thẳng, áp lực, lo lắng hoặc bị sang chấn tâm lý.

- Di truyền: Gia đình có người bị bệnh như bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ thì nguy cơ con sinh ra bị hen cao hơn nhiều so với gia đình bình thường khác.

- Rối loạn tình dục cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn hen khởi phát.

Thuốc điều trị hen phế quản

Bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi được hoàn toàn do đây là bệnh mạn tính. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, chỉ cần điều trị sớm, đúng phương pháp thì có thể kiểm soát được cơn hen hoàn toàn. Cơn hen sẽ ít khởi phát, thậm chí là không xuất hiện, chức năng phổi cũng gần như người bình thường, có trường hợp trở lại bình thường. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị hen bao gồm:

+ Thuốc điều trị cắt cơn hen cấp tính:

Thuốc vận chủ b2 adrenergic tác dụng ngắn sử dụng đường uống hoặc tiêm truyền hoặc bình xịt định liều, khí dung như salbutamol (ventolin), pirbuterol, terbutaline (bricanyl), fenoterol và reproterol. Khi dùng nhóm thuốc này có thể gặp tình trạng nhịp tim nhanh, hàm lượng glucose trong máu tăng nhưng K+ giảm và bị run cơ.

Thuốc Methylxanthine được sử dụng dạng đường uống hoặc tiêm truyền như theophylin, diaphyllin và theostat. Trong quá trình dùng thuốc Methylxanthine, người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn, nhịp tim tăng bất thường, trụy tim và niêm mạc dạ dày bị kích ứng.

Thuốc corticosteroid dạng hít như methylprednisolone, prednisolone.

+ Thuốc kiểm soát cơn hen dài hạn:

- Nhóm chủ vận b2 adrenergic kéo dài như thuốc arformoterol, formoterol, salmeterol.

- Nhóm Corticosteroid dạng hít điển hình như thuốc fluticasone, beclomethasone dipropionate và thuốc budesonide.

- Nhóm kháng leukotriene thụ thể CysLT1 và kháng thụ thể CysLT2 như thuốc montelukast, zafirlukast và zileuton.

- Một số loại thuốc kháng viêm khác thuộc dòng ức chế phosphodiestease đặc hiệu và dòng kháng IL4, IL5, TCD4, TNFa, IgE. Chẳng hạn như etanercept, tebenelast, zardaverine, keliximab, altrakincef….

Dùng thuốc nào điều trị hen phế quản là tốt nhất? Không có thuốc điều trị hen nào là tốt nhất đối với tất cả người bệnh. Tùy theo bậc hen và nguyên nhân gây hen, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Ngoài dùng thuốc tây y, người bệnh có thể dùng các thuốc có nguồn gốc thảo dược để dự phòng (dùng thuốc điều trị, không dùng thực phẩm chức năng).

Tham khảo thêm tại https://benhhen.vn/ hoặc gọi tới tổng đài miễn cước 1800 5454 35 để được tư vấn và theo dõi điều trị. 

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Hen phế quản là gì? Triệu chứng, thuốc điều trị hen phế quản tốt nhất? - 1

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng:

Ngày uống 2 lần sau ăn.

- Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

- Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website  hoặc  facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Hen phế quản – hen suyễn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN