Đẩy lùi nguy cơ thoái hóa khớp sớm do chấn thương ở người chơi thể thao
Vận động cường độ cao, tập luyện sai cách là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương ở những người chơi thể thao. Đó cũng chính là “thủ phạm” tiềm ẩn gây nên nguy cơ về thoái hóa khớp cao hơn người bình thường. Làm thế nào để có thể duy trì đam mê nhưng vẫn giữ được sự dẻo dai cho xương khớp thật sự là mối bận tâm của nhiều người.
Nghịch lý người chơi thể thao thường bị thoái hóa khớp sớm
Tập luyện thể dục thể thao là để khỏe, thế nhưng tại sao các nghiên cứu khoa học lại thường chỉ ra vận động viên, người chơi thể thao cường độ cao dễ gặp nguy cơ thoái hóa khớp sớm hơn người bình thường?
Có thể thấy, mỗi khớp trên cơ thể đều đảm nhận vai trò nâng đỡ một hay nhiều bộ phận, giúp cơ thể có thể vận động linh hoạt và trơn tru. Sau tuổi 30, các tế bào sụn khớp gần như sẽ không được sản sinh thêm nên các hoạt động hàng ngày sẽ khiến cho khớp bị hư tổn, bào mòn. Việc chơi thể thao với cường độ tập luyện cao sẽ tạo áp lực lớn lên xương khớp, gia tăng nguy cơ thoái hóa nhanh chóng hơn.
Ở nhiều người chơi thể thao, các chấn thương liên quan đến sụn chêm, dây chằng, cơ gân thường bị bỏ qua với suy nghĩ “tự lành”. Chính tâm lý chủ quan ấy đã khiến cho cấu trúc của sụn khớp bị tổn thương và khó hồi phục như ban đầu. Sụn khớp bị bào mòn, hư hại sẽ dẫn đến thoái hóa khớp và biểu hiện dễ nhận thấy chính là gây đau nhức mạn tính, cứng khớp, mọc gai xương, biến dạng khớp thậm chí là mất khả năng vận động.
Gia tăng sự dẻo dai cho sụn khớp để làm chậm quá trình thoái hóa
Chơi thể thao để nâng cao sức khỏe nhưng tập luyện điều độ mới thực sự là chìa khóa để đi đến mục tiêu đó. Dù có đam mê với môn thể thao yêu thích nhưng việc tập luyện vừa phải (30 - 60 phút mỗi ngày) sẽ hạn chế được việc “bức tử” lên sụn khớp.
Khi có chấn thương hay đau nhức, những người chơi thể thao cũng không nên bỏ qua các dấu hiệu nhỏ, việc cần làm là đi thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các nguy cơ tiềm ẩn cho xương sụn khớp sau này.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc và bảo vệ sụn khớp cũng là điều cần thiết bởi các áp lực gia tăng lên xương khớp sẽ tác động đến cấu trúc sợi collagen (chiếm 90% thành phần sụn) khiến chúng dễ bị tổn thương, nứt vỡ. Các nhà khoa học của Viện InterHealth (Mỹ) đã nghiên cứu và phát minh ra dưỡng chất sinh học UC-II ( Collagen type 2 không biến tính) từ sụn ức gà với tác động trúng đích tới cấu trúc tổng thể của sụn khớp.
Hiện nay trên thế giới đã có 6 nghiên cứu khoa học lâm sàng trong đó có nghiên cứu của Đại học Y Khoa Harvard đã chỉ ra UC-II giúp tăng gấp đôi độ dẻo dai của khớp, giảm 30% tình trạng cứng khớp, giảm 33% tình trạng khó vận động và giảm 40% tình trạng đau khớp nói chung chỉ trong 90 ngày.
Thông qua đường uống, collagen type 2 không biến tính bổ sung collagen tại các sụn khớp, giúp giảm đau, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp. Một phần UC-II được hấp thu còn giúp điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Hàm lượng thông thường chỉ ra chỉ cần 1 viên UC-II mỗi ngày có thể thay thế 2 đến 3 viên Glucosamine và Chondroitin sẽ giúp những người chơi thể thao làm chậm nguy cơ thoái hóa khớp, tiếp tục thỏa đam mê.
TPBVSK Joint Active của Goodhealth New Zealand chứa thành phần UC-II (sun tiêu chuẩn hóa collagen type 2 không biến tính), Vitamin D3, Boron với công dụng hỗ trợ duy trì sụn khớp, hạn chế thoái hóa khớp, giúp cho khớp khỏe mạnh. Các thành phần trong công thức tối ưu, an toàn và không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Sản phẩm phù hợp cho người lớn gặp các vấn đề về thoái hóa khớp, viêm khớp, vận động thường xuyên gây đau nhức, người chơi thể thao và dân văn phòng. Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm: http://sunkhop.goodhealth.com.vn/ Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng bởi Goodhealth Việt Nam Hotline: 1900 63 36 36 Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Nguồn: [Link nguồn]