Chuyển mùa, dự phòng cơn hen phế quản bùng phát
Các đợt tăng nặng của hen phế quản có thể khởi phát bởi các yếu tố thời tiết như chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, độ ẩm cao...
Chuyển mùa khiến các cơn hen cấp tính thường xuyên tái phát
Những ngày chuyển mùa, với nền nhiệt thay đổi nhanh trong ngày và độ ẩm cao khiến đường hô hấp của của bệnh nhân hen phế quản vốn đã nhạy cảm nay càng dễ dàng bị virus, vi khuẩn tấn công gây tình trạng bội nhiễm. Thống kê tại các cơ sở y tế, tỷ lệ bệnh nhân hen phế quản tái phát các đợt cấp và trẻ mắc hen bội nhiễm tăng mạnh trong những ngày chuyển mùa.
Hầu hết các ca bệnh đến khám và nhập viện đều do bệnh lý hen phế quản tiến triển nặng với các đợt cấp ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Ở trẻ nhỏ thì có biểu hiện bỏ bú, khó thở, ho do tắc đờm, khò khè, thở rít. Có những bé, cả một mùa đông không phải dùng xịt hen nhưng thời điểm giao mùa này, các cơn ho, rít và các cơn hen cấp tính xuất hiện với tần suất ngày càng tăng mạnh.
Những đối tượng như béo phì, người hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động, người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và các chất gây ô nhiễm, hóa chất độc hại hoặc bụi trong các nhà máy xí nghiệp; dù trước đó chưa có tiền sử bệnh lý hen nhưng vốn tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ thì có thể khởi phát bệnh hen vào thời điểm giao mùa.
Khi nào có cơn hen cấp tính mới là tái phát bệnh?
Không phải lên cơn hen cấp tính thì người bệnh mới mắc bệnh và cần điều trị. Người bệnh cần nhận thức được rằng hen là bệnh mạn tính được đặc trưng bởi 3 cơ chế:
- Viêm đường thở mạn tính.
- Đường thở phản ứng cao với các loại kích thích khác nhau.
- Tắc nghẽn các đường thở tự hồi phục được hoặc dưới tác dụng của thuốc.
Vì hen được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở nên kể cả khi không có cơn hen thì bệnh vẫn đang diễn tiến thầm lặng. Cơn hen cấp tính chỉ được coi như một “biến cố cấp tính” diễn ra trên nền bệnh mạn tính. Nếu người bệnh không nhận thức được điều này mà chỉ tập chung điều trị khi có các cơn khó thở thì bệnh ngày càng khó kiểm soát.
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại nhà thuốc năm 2020 từ 14 tỉnh thành phố ở Việt Nam cho thấy có đến 68% bệnh nhân đã mua từ 3 bình thuốc cắt cơn trở lên trong năm vừa qua; việc sử dụng 3 bình thuốc cắt cơn/năm có thể tăng gấp 2 lần nguy cơ nhập viện. Sử dụng thuốc cắt cơn quá mức liên quan đến các kết cục xấu như tăng phản ứng quá mức đường thở, giảm đáp ứng giãn phế quản có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhập cấp cứu và có thể tăng nguy cơ tử vong.
Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em trên 12 tuổi”, trong đó cũng đã cảnh báo việc sử dụng thường xuyên hoặc quá mức thuốc cắt cơn có thể làm tăng nguy cơ nhập viện và gây tử vong cho người bệnh.
Cần làm gì để dự phòng và kiểm soát cơn hen?
Tuy không tuyệt đối, nhưng việc dự phòng sự xuất hiện của cơn hen cấp tính là điều hoàn toàn có thể. Việc đầu tiên cần làm là nên tránh tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá. Người bị hen do gắng sức hoặc do thuốc tuyệt đối không vận động quá sức hoặc dùng lại những thứ thuốc mà trước đó đã khiến người bệnh khởi phát cơn hen.
Dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng cần thiết ở bệnh nhân hen và việc này càng nên được chú ý vào thời điểm giao mùa.
Duy trì thuốc dự phòng bao gồm thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài, corticoide dạng hít hoặc uống theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc để dự phòng cơn hen. Có thể cân nhắc thay thế các thuốc dự phòng Tây y bằng các thuốc dự phòng đông y như thuốc hen thảo dược để giảm thiểu tác dụng phụ khi dùng thuốc kéo dài.
Tổng đài chuyên gia tư vấn và theo dõi điều trị miễn cước 1800 5454 35.
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản
Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Thông tin tại https://www.benhhen.vn/ hoặc facebook. Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |
Nguồn: [Link nguồn]