Cận thị học đường và thói quen chăm sóc mắt
Theo khảo sát của ngành y tế, tỷ lệ học sinh bị các tật khúc xạ về mắt lên đến 73,2%, riêng cận thị học đường là 47,5%.
Tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang ngày càng tăng bởi dù khi học tập hay giải trí, mắt đều phải nhìn gần, không gian sống lại chật hẹp. Ở học sinh phổ thông trung học và sinh viên, tỷ lệ mắc tật khúc xạ (chủ yếu cận thị) là 50%, thậm chí có những trường chuyên lớp chọn ở thành phố lớn lên đến 80%.
Lứa tuổi phát hiện mắc cận thị nhiều nhất là 11- 16. Bệnh được phát hiện nhiều nhất khi trẻ bước vào lớp đầu cấp, chẳng hạn như lớp 6, lớp 10, bởi đây là lúc gia đình và nhà trường hay khám tầm soát cho trẻ.
Nguyên nhân gây cận thị:
- Do môi trường học tập: Ánh sáng nơi học tập của các em chưa đủ sáng, bàn ghế học tập không phù hợp với tầm vóc của học sinh.
- Do tư thế ngồi học: Đa phần các cháu ngồi sai tư thế trong các giờ học, nhất là khi viết bài hay làm bài tập, các em để mắt gần sát mặt bàn mà không được nhắc nhở.
- Do các em quá “say mê” đọc truyện tranh chữ quá nhỏ sẽ làm cho mắt chóng bị mỏi mệt.
- Do chương trình học tập quá tải so với lứa tuổi các em như thời gian học tại lớp trong 1 ngày, 1 tuần tại trường quá dài (từ 6 - 7 giờ trong ngày hoặc 30 - 36 giờ trong tuần). Do đó mắt càng bị căng thẳng thêm.
Hiện nay, học sinh từ nhỏ tuổi cho đến lớn tuổi đang có xu hướng sử dụng các loại thiết bị vi tính ngày càng nhiều và càng làm cho đôi mắt vốn đã bị mỏi mệt trong quá trình học tập nay lại tiếp tục mệt mỏi thêm.
Dấu hiệu của cận thị học đường:
Cận thị không phải là bệnh gây tác hại tức thì nên các bậc phụ huynh chưa dành nhiều thời gian quan tâm đúng mức đến các cháu.
* Phụ huynh nên lưu ý một số dấu hiệu cho thấy con mình đã bị cận thị như sau:
- Đọc sách đặt sách khoảng cách gần
- Khi đọc sách thường bỏ sót câu hoặc chữ
- Nhức đầu hoặc mỏi mắt sau khi đọc sách trong một thời gian dài.
- Con đi học thường chép bài của bạn bên cạnh,
- Ngồi gần ti vi hoặc bảng
- Có các biểu hiện như nheo mắt khi nhìn lên bảng hay xem ti vi, nhìn xa không rõ khiến kết quả học tập bị giảm sút, chớp mắt hoặc dụi mắt liên tục, nghiêng đầu để dùng một mắt nhiều hơn mắt kia và nhìn kém vào buổi tối cho thấy con đang có dấu hiệu bị cận thị.
Cách phòng tránh cận thị học đường:
Một trong những cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa cận thị hoặc để làm giảm sự tiến triển cận thị là duy trì thói quen chăm sóc mắt tốt. Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh cận thị.
- Cho mắt nghỉ ngơi: Đây là động tác đơn giản nhưng rất hữu ích, giúp mắt được thư giãn. Khi mắt làm việc khoảng 20 phút, bạn nên để mắt nhìn xa 1-2 phút, hoặc nhắm mắt lại 30 giây đến 1 phút. Học sinh cần ra sân chơi và tập thể dục giữa các tiết học, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải lao.
- Bạn cũng cần chú ý đến ánh sáng:. Phòng học nên được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên hoặc bằng hệ thống đèn chiếu sáng ở các góc độ. Tránh việc học, đọc bị khuất bóng do thiếu đèn.
- Khoảng cách đọc và viết: Đọc và viết đúng khoảng cách quy định cũng giúp giảm nguy cơ cận thị. Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh là 25-40cm. Việc đọc hoặc viết quá gần sẽ làm hệ thống thị giác phải nỗ lực điều tiết, gia tăng độ cận thị.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng dưỡng chất giúp nuôi dưỡng một đôi mắt khỏe đẹp. Các vi chất như vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá, trứng giúp duy trì các môi trường trong suốt của mắt, giúp mắt tăng khả năng điều tiết, chống thoái hoá võng mạc.
Tăng cường các hoạt động thể thao ngoài trời: Hoạt động thể thao ngoài trời giúp mắt khỏe mạnh và có sự linh hoạt. Đặc biệt, đi khám mắt định kỳ sẽ giúp bạn chỉnh tật khúc xạ và được bác sĩ tư vấn cụ thể khi gặp những vấn đề về mắt.
“Trung tâm phục hồi thị lực Morelight chuyên luyện tập phục hồi các tật khúc xạ như cận, viễn, loạn và nhược thị cam kết an toàn hiệu quả qua từng buổi tập, không tác dụng phụ. Miễn phí đo + tư vấn và trải nghiệm hai lần đầu. Liên hệ trung tâm (04)66536699, địa chỉ: tầng 3 tòa nhà 21T1 hapulico complex số 83 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.” Website: http://tapluyenmat.vn/ |