Bạn có nằm trong 20% dân số có nguy cơ mắc sỏi thận?
Theo Hiệp hội Thận Quốc gia Mỹ (NKF), cứ 10 người thì sẽ có một người mắc sỏi thận vào thời điểm nào đó trong đời. Bạn có nằm trong số này?
Người thích ăn thịt, ăn mặn
Theo MyMed, chế độ dinh dưỡng mất cân đối như ăn nhiều protein động vật, ăn mặn thừa natri, tiêu thụ quá nhiều đường và thực phẩm giàu oxalat (rau bina, tỏi tây, khoai lang, đậu xanh, ớt…) đều góp phần tạo ra sỏi thận. Lượng canxi ăn vào thấp cũng có thể làm tăng bài tiết oxalate, dẫn đến hình thành sỏi thận.
Người vận động nhiều, lười uống nước
Các chất thải dư thừa trong máu như muối, khoáng chất, canxi, phosphate, urate, axit uric, cystine và xanthine… đều được thận lọc và loại bỏ khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Song nếu nồng độ các chất trên quá cao, trong khi lượng nước quá ít, sẽ hình thành tinh thể và lắng đọng tạo thành sỏi thận.
Người lao động nặng nhọc mải làm mà quên uống ước, người tập thể dục cường độ cao ra nhiều mồ hôi nhưng lại lười bù chất lỏng… đều có nguy cơ phát triển sỏi thận. Cơ thể mất nước cũng có thể do bệnh tật (sốt, tiêu chảy) hoặc do thời tiết (nóng, khô) cũng gây ra tác hại tương tự. Nghiên cứu cho thấy, người sản xuất ít hơn một lít nước tiểu mỗi ngày dễ bị sỏi thận, bởi có quá ít chất lỏng để hòa tan chất thải ở thận.
Người có gen di truyền
Một số gen di truyền (gen claudin-14…) có thể khiến gia đình nhiều thế hệ mắc bệnh sỏi thận. Chúng làm cho nồng độ canxi trong nước tiểu cao hơn bình thường và dễ hình thành nên sỏi. Ngoài ra, còn một số rối loạn chuyển hóa (tiểu đường, cường tuyến cận giáp, gút…) hoặc bệnh thận (thận nang, nhiễm toan ống thận…) cũng di truyền qua nhiều thế hệ, tạo điều kiện cho sỏi thận phát triển.
Người lạm dụng thuốc Tây
Thận là cơ quan cuối cùng lọc và bài tiết các hoạt chất giả dược trong thuốc Tây. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc có thể làm thay đổi thành phần nước tiểu, tăng cao acid uric, tăng calci niệu… gây hại đến cơ quan này.
Do đó, nhiều loại thuốc Tây chống chỉ định hoặc phải thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Những loại thuốc làm tăng nguy cơ sỏi thận bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc kháng acid có canxi, một số thuốc điều trị HIV, chữa động kinh hoặc kháng sinh…
Phụ nữ có thai
Cơ thể thay đổi do thai kỳ có thể có thể dẫn đến hình thành sỏi thận. Sự gia tăng nồng độ hormone progesterone trong thai kỳ thường làm chậm dòng chảy của nước tiểu, kết hợp với việc tử cung ngày càng lớn chèn ép vào bàng quang, làm giảm sức chứa chất lỏng. Ngoài ra, còn do phụ nữ mang thai thường bổ sung thêm canxi, gây lắng đọng canxi trong nước tiểu.
Sỏi đài thận, bể thận, sỏi niệu quản, bàng quang rất dễ tái phát. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thận có thể mất chức năng không hồi phục. Với gần 20 năm có mặt trên thị trường, THẾ HỆ MỚI Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang F chứa hàm lượng lớn tinh chất Kim tiền thảo thu được bởi công nghệ chiết – cô chân không hiện đại. Do hàm lượng dược chất cao, thuốc có tác dụng bào mòn sỏi mạnh, kể cả những viên sỏi to, sỏi nằm ở sâu trong đài, kẽ thận. Thuốc cốm Sirnakarang F ngăn ngừa hình thành sỏi từ đầu, bào mòn, tan sỏi cũ, ngăn ngừa tái phát sỏi thận, sỏi đường tiết niệu hiệu quả. Thuốc cốm Sirnakarang F dạng cốm, dễ uống, dễ hấp thu, hiệu quả điều trị cao, giúp bào mòn và tan sỏi nhanh. Thuốc cốm Sirnakarang F – Thuốc cốm trị hiệu quả sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang. Liệu trình điều trị: Uống liên tục từ 1-2 tháng tùy theo kích thước sỏi, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói, hòa tan 1 gói trong khoảng 200ml nước ấm. Uống nhiều nước để phát huy hiệu quả điều trị của thuốc. Thuốc cốm Sirnakarang F được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Nhà sx: Công ty Cổ Phần Dược Hà Tĩnh Điện thoại tư vấn: (024) 3 990 6195 - 3 668 6226 Website: soithan.vn |