Ăn nhiều mì tôm, không lo tác hại khi áp dụng công thức 4-5-1

Nhiều người ngần ngại khi ăn liên tiếp mì tôm nhiều ngày liên tiếp sẽ trực tiếp gây tác hại xấu cho cơ thể. Tuy nhiên, theo chuyên gia nếu áp dụng công thức 4-5-1, bạn có thể dễ dàng “hóa giải” được bài toán về cân bằng dinh dưỡng đối với món ăn này và an tâm thưởng thức một bữa ăn ngon, an toàn.

Khi nào mì ăn liền ảnh hưởng tới sức khỏe?

Nói “tác hại của mì ăn liền” thì thật oan cho món ăn này, vì với sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay, quy trình sản xuất mì ăn liền được kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn với sức khỏe cho người tiêu dùng. Vấn đề “tác hại của mì ăn liền” chỉ phát sinh khi ăn sai cách, ăn mì tôm nhiều ngày liên tiếp không hợp lý, gây ra mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc chung là cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Thực tế không có riêng một loại thực phẩm nào có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Bởi lẽ, khi ăn quá nhiều một loại thực phẩm sẽ khiến cơ thể dư một số chất dinh dưỡng và thiếu những dưỡng chất khác do không có cơ hội ăn món khác. Việc lạm dụng bất cứ một món ăn hay thực phẩm nào đó đều tạo ra những tác động không tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, khi chế biến cần nắm những kiến thức cơ bản về thành phần các loại thực phẩm trong bữa ăn cũng như nhu cầu dinh dưỡng của bản thân để có chế độ ăn phù hợp. Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết không có thực phẩm xấu, mà chỉ có bữa ăn xấu, ăn sai cách thì sẽ trở thành không tốt cho sức khỏe.

Trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa 40g-50g chất bột đường; 13g -17g chất béo và thường không ít hơn 6,9g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal (tương đương 15% -17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành). Theo phân nhóm thực phẩm, mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm chế biến, cùng nhóm với gạo/cơm, cháo, bún, phở, bánh mì được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn. Ngoài cung cấp chất bột đường và năng lượng cho cơ thể, mì ăn liền còn chứa một lượng chất đạm và chất béo nhất định. Thế nên khi sử dụng mì ăn liền, chúng ta nên kết hợp nhiều nhóm và nhiều loại thực phẩm khác nhau để cân bằng dinh dưỡng và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Khi nào mì ăn liền gây tác hại trực tiếp đến cơ thể?

Khi nào mì ăn liền gây tác hại trực tiếp đến cơ thể?

Áp dụng công thức 4-5-1 để biến tấu mì ăn liền

Nhằm giúp mọi người có thể dễ dàng thực hiện dinh dưỡng đúng cách mỗi ngày, Bộ y tế đã đưa ra công thức 4-5-1. Công thức chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc “đa dạng” và “cân bằng” trong ăn uống hàng ngày nhằm giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

4

Đạt 4 yếu tố:

  • Cân đối 3 nhóm chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, chất bột đường)
  • Cân đối đạm động vật và đạm thực vật
  • Cân đối chất béo động vật và chất béo thực vật
  • Cân đối các vitamin và khoáng chất

5

Bữa ăn cần có 5 trong số 8 nhóm thực phẩm sau:

  • Nhóm lương thực: gạo, bột mì
  • Nhóm hạt các loại
  • Nhóm sữa và chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai)
  • Nhóm thịt, cá, hải sản
  • Nhóm trứng hoặc sản phẩm làm từ trứng
  • Nhóm củ quả màu vàng, da cam, rau xanh thẫm
  • Nhóm rau củ quả các màu khác
  • Nhóm dầu thực vật, mỡ động vật

1

Một bữa ăn hoặc dinh dưỡng trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất, giữa các nhóm thực phẩm.

Theo đó, để gạt bỏ những lo ngại về tác hại khi sử dụng nhiều mì tôm ảnh hưởng đến sức khỏe, công thức 4-5-1 được áp dụng khi ăn mì như sau:

- Bổ sung thêm chất đạm từ trứng, thịt, hải sản. Nên linh hoạt thay đổi nguyên liệu khác nhau hằng ngày để ngon miệng, ví dụ mì xào lòng gà, mì nấu nghêu, mì cà ri.

- Ngoài đạm động vật, có thể kết hợp nấm và đậu để thêm đạm thực vật.

- Bổ sung rau củ để thêm vitamin, khoáng chất. Lưu ý cung cấp đủ rau củ theo gợi ý số “5” của công thức 4-5-1: Tăng cường nhóm củ quả màu vàng, da cam, rau xanh thẫm, ví dụ: ớt chuông vàng, cà rốt, bí đỏ, rau cải xanh, cải thìa; thêm nhóm rau củ quả các màu khác (bắp cải, dưa leo, đậu que, cà tím). 

- Nếu không có sẵn các loại thực phẩm khác, chỉ ăn mì đơn thuần, bạn có thể ăn thêm trái cây tráng miệng và bổ sung lại đa dạng các loại thực phẩm vào các bữa ăn khác trong ngày.

Gợi ý công thức mì thơm ngon, dinh dưỡng

Không quá cầu kì và phức tạp, biến tấu mì ăn liền theo công thức sau đây bạn sẽ có được những món mì không chỉ thơm ngon mà còn cân bằng dinh dưỡng.

Cách thực hiện món mì xào sườn chua ngọt

Bước 1: Sơ chế sườn non

+ Rửa sạch 100g sườn son, để ráo nước

+ Ướp với ½ gói gia vị mì Hảo Hảo trong khoảng 20 phút. Sau đó lăn qua bột chiên giòn rồi chiên trong chảo dầu nóng đến khi bên ngoài giòn, màu vàng đẹp. Gắp ra để ráo dầu.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

+ Cà chua cắt múi cau, thơm cắt miếng vừa ăn và cắt khúc cần tàu

+ Vắt mì Hảo Hảo: chế nước sôi, đậy nắp và chờ 2 phút, sau đó vớt ra cho ráo nước

Bước 3: Chế biến

+ Cho dầu vào chảo, phi thơm hành tím, cho tiếp sườn đã chiên cùng thơm, cà chua, cần tàu vào xào sơ, thêm tương xí muội, tương ớt để tạo ốt sệt. Nêm vị đậm đà, chua chua, ngọt ngọt theo khẩu vị.

+ Cuối cùng, cho mì vào xào đến khi cọng mì săn lại.

Bước 4: Trình bày

Xếp mì ra đĩa, rắc tiêu và trang trí thêm ngò rí bên trên. 

Cách thực hiện món mì xào sườn chua ngọt

Cách thực hiện món mì xào sườn chua ngọt

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN