Ý kiến 'khác lạ' của Nga về biểu tình quá khích ở Điện Capitol

Trái với nhiều quan chức cấp cao nhiều nước, Nga có ý kiến trái ngược về sự việc người ủng hộ quá khích của ông Trump xông vào Điện Capitol.

Sáng 7-1, nhiều nhà lãnh đạo thế giới bày tỏ sự sửng sốt trước sự việc những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump xông vào Điện Capitol để ngăn chặn Quốc hội chứng nhận ứng viên Joe Biden thắng cử năm 2020, kênh Channel News Asia đưa tin.

Cảnh sát Điện Capitol đang làm nhiệm vụ ngăn chặn người biểu tình quá khích. Ảnh: REUTERS

Cảnh sát Điện Capitol đang làm nhiệm vụ ngăn chặn người biểu tình quá khích. Ảnh: REUTERS

Cảnh sát ở Điện Capitol đã phải đáp trả bằng súng và hơi cay khi hàng trăm người biểu tình xông vào và tìm cách chặn Quốc hội xác nhận ông Trump đã thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống. Sự việc diễn ra ngay sau khi một số thành viên đảng Cộng hòa thực hiện nỗ lực cuối cùng để loại bỏ kết quả.

Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của các nước đã bày tỏ quan ngại về sự việc này.

"Một cảnh tượng xấu hổ"

Thủ tướng Anh Boris Johnson trong một tweet đã mô tả cảnh tượng tại Quốc hội Mỹ là một "sự xấu hổ". Ông nói rằng vì Mỹ đại diện cho nền dân chủ trên toàn thế giới nên việc "sống còn" bây giờ là nước này cần có một cuộc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và có trật tự".

Cùng lúc, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết những gì vừa xảy ra tại Điện Capitol sẽ cổ súy cho nhiều hành động bạo lực khác và kêu gọi ông Trump chấp nhận quyết định của cử tri Mỹ.

Ý kiến "khác lạ" của Nga

Trong khi đó, Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyanskiy đăng trên Twitter nhắc đến các cuộc biểu tình ở Ukraine nhằm lật đổ Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich - người được Moscow ủng hộ - vào năm 2014.

Ông Dmitry Polyanskiy. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Ông Dmitry Polyanskiy. Ảnh: TÂN HOA XÃ

"Một số người bạn của tôi hỏi liệu ai đó sẽ phân phát bánh quy giòn cho những người biểu tình để đóng vai bà Victoria Nuland không”. Vào năm 2013, bà Victoria Nuland lúc bấy giờ là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ được cho đã đưa bánh quy cho những người biểu tình và bày tỏ sự ủng hộ họ.

Ngoài ra, khi đó tình báo Nga còn chặn và làm rò rỉ cho giới truyền thông quốc tế một cuộc điện đàm của bà Nuland. Trong cuộc gọi, bà và đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffey Pyatt đã bàn chi tiết về những nhân sự họ ủng hộ trong một chính phủ hậu Yanukovych.

Các ứng cử viên được Mỹ ủng hộ bao gồm ông Arseniy Yatsenyuk - người đã trở thành thủ tướng sau khi ông Yanukovych bị lật đổ. Trong cuộc điện đàm, bà Nuland đã nhiệt tình tuyên bố rằng "Yats (ông Yatsenyuk) là người sẽ làm việc này tốt nhất".

Các lãnh đạo khác nói gì?

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg gọi các cuộc biểu tình bạo lực ở Washington là "cảnh gây sốc" và cho rằng kết quả của cuộc bầu cử dân chủ ở Mỹ phải được tôn trọng.

Trên trang Twitter cá nhân, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven đã đăng một bài viết mô tả vụ việc là "một cuộc tấn công vào nền dân chủ". Đồng thời, ông nói thêm: "Tổng thống Trump và nhiều thành viên Quốc hội phải chịu trách nhiệm đáng kể về những gì đang diễn ra. Quy trình dân chủ bầu tổng thống phải được tôn trọng”.

Ông Jens Stoltenberg. Ảnh: REUTERS

Ông Jens Stoltenberg. Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết trong một tweet: "Tôi đang theo dõi và lo lắng về tình hình diễn ra tại Điện Capitol ở Washington. Tôi tin tưởng vào sức mạnh của nền dân chủ của Mỹ.

"Ông Joe Biden sẽ vượt qua thời điểm căng thẳng này và đoàn kết người dân Mỹ" - ông viết.

Nói với đài phát thanh News 1130 Vancouver, Thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ lo ngại về những cảnh bạo lực ở Washington. "Chúng tôi bày tỏ sự lo ngại và hiện đang theo dõi tình hình từng phút. Tôi nghĩ rằng các thể chế dân chủ của Mỹ rất mạnh, và hy vọng mọi thứ sẽ trở lại bình thường trong thời gian ngắn".

Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne đăng trên Twitter: "Canada vô cùng sốc trước tình hình ở Washington DC. Quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình là cơ bản của nền dân chủ - nó phải tiếp tục và nó sẽ tiếp tục. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến và chúng tôi đứng về phía người Mỹ".

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về bạo lực và kêu gọi bình tĩnh và có ý thức chung, đồng thời kêu gọi người dân tránh đám đông và khu vực biểu tình.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói trên Twitter: "Bạo lực chống lại các thể chế của Mỹ là một cuộc tấn công nghiêm trọng vào nền dân chủ. Tôi lên án điều đó. Ý chí và lá phiếu của người dân Mỹ phải được tôn trọng".

Nguồn: [Link nguồn]

Thế giới “sốc” với cảnh hỗn loạn chưa từng có ở tòa nhà Quốc hội Mỹ

Các nhà lãnh đạo và các nhà ngoại giao trên thế giới bày tỏ sự bất ngờ và bất bình trước việc người biểu tình ở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KHÁNH NHƯ ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN