"Xuồng không người lái tấn công cầu Crimea": Vì sao Nga khó phát hiện?

Quan chức Ukraine đưa ra tuyên bố rằng cầu Crimea bị tấn công bằng phương tiện hàng hải không người lái, trong khi Nga gọi vụ phá hoại là hành động khủng bố.

Cận cảnh hư hại của cầu Crimea sau vụ tấn công.

Cận cảnh hư hại của cầu Crimea sau vụ tấn công.

"Cầu Crimea bị phương tiện hàng hải không người lái cho nổ tung", Mykhailo Fedorov, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine, đưa ra tuyên bố hôm 17/7.

Truyền thông phương Tây trước đó dẫn nguồn tin trong Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho biết vụ tấn công cầu Crimea là "chiến dịch đặc biệt của SBU và lực lượng hải quân".

Lực lượng Ukraine được cho là đã sử dụng dùng xuồng không người lái tập kích cầu Crimea. "Thật khó tiếp cận cây cầu, song cuối cùng chúng tôi cũng làm được", nguồn tin trong SBU cho biết.

Theo Ủy ban Chống Khủng bố Nga, xuồng không người lái Ukraine tấn công cầu Crimea lúc 3 giờ sáng ngày 17/7. Nguồn tin ở Nga cho biết, có hai vụ nổ xảy ra lúc 3 giờ 4 phút sáng và 3 giờ 20 phút sáng.

Không rõ xuồng không người lái Ukraine đã tấn công cầu Crimea như thế nào. Nhưng hình ảnh tại hiện trường cho thấy một phần làn đường trên cầu Crimea bị lệch sang một bên. Giới chức Nga khẳng định trụ cầu vẫn nguyên vẹn.

Tờ Newsweek dẫn lời các chuyên gia cho rằng, rất khó để Nga bảo vệ toàn bộ chiều dài 19km của cầu trước các mối đe dọa từ xuồng không người lái Ukraine. Do xuồng không người lái không dễ phát hiện từ xa, chỉ có thể được nhận diện ngay trước khi nó tiếp cận mục tiêu.

Một loại xuồng không người lái mang thuốc nổ của Ukraine

Một loại xuồng không người lái mang thuốc nổ của Ukraine

David Hambling, chuyên gia quân sự và quốc phòng người Mỹ, nói Ukraine thường sử dụng xuồng không người lái dài khoảng 6 mét và đạt tốc độ tối đa 80 km/giờ. Phương tiện này có thể mang theo khoảng 180kg thuốc nổ. "Sử dụng xuồng không người lái tấn công cầu Crimea thực tế sẽ gây hiệu quả thấp hơn vì đây là công trình vô cùng lớn", ông Hambling nói, không loại trừ khả năng Ukraine sử dụng xuồng không người lái chứa một lượng thuốc nổ lớn hơn.

Samuel Bendett, chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân có trụ sở ở Mỹ, nói Nga đã gắn camera và cảm biến dày đặc ở cầu Crimea. Nhưng việc giám sát an ninh liên tục là điều đặt ra thách thức lớn.

Theo giới chuyên gia, xuồng không người lái Ukraine có kích thước nhỏ với thiết kế bám sát mặt nước, rất khó để phát hiện từ xa thông qua radar và thiết bị thủy âm. "Xuồng không người lái có thể ẩn mình dựa vào những con sóng cho đến khi tiếp cận rất gần mục tiêu", ông Hambling nói.

Các hệ thống giám sát như radar không được thiết kế để theo dõi các vật thể cỡ nhỏ như phương tiện không người lái, Steve Wright, chuyên gia am hiểu về hệ thống điện tử hàng không tại Đại học West of England, Vương quốc Anh nói trên tờ Newsweek.

Ngoài ra, Ukraine có thể tìm cách đánh lạc hướng lực lượng Nga để dọn đường cho xuồng không người lái tấn công. "Nhưng ngay cả khi mục tiêu lộ diện, phá hủy là điều không dễ dàng", ông Hambling nói.

Các nhà phân tích cho rằng,  pháo tự động cỡ lớn hoặc súng máy hạng nặng là lựa chọn tốt để đối phó xuồng không người lái. "Nga đã chứng minh hiệu quả ngăn chặn xuồng không người lái trong quá khứ, nhưng cũng có những cách để Ukraine đối phó", ông Hambling nói. Ví dụ như súng máy và pháo có thể không kịp thời ngăn chặn nhiều xuồng không người lái đồng thời áp sát và để lọt mục tiêu.

Trong tương lai, Nga có thể cần thiết kế một hệ thống phòng thủ mới chuyên phát hiện và đối phó xuồng không người lái, ông Hambling nhận định.

Thành phố của Ukraine bị không kích sau vụ tấn công cầu Crimea

Sáng sớm nay, nhiều vụ nổ được nghe thấy ở Odesa, một thành phố thuộc miền Nam Ukraine, sau 1 ngày xảy ra vụ tấn công cầu cầu Crimea.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Newsweek ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN