Nhìn vào xung đột ở Ukraine, thấy bóng dáng chiến tranh tương lai?

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23

Chiến tranh không chỉ là một cuộc đấu về vũ khí và ý chí mà còn là một dạng "phòng thí nghiệm". Các trận chiến trong một cuộc chiến đưa ra các bài học sẽ định hình không chỉ những gì xảy ra tiếp theo trong cuộc chiến đó mà còn cả các cuộc chiến trong tương lai.

Quân đội các nước trên thế giới đang nghiên cứu kỹ về xung đột Nga - Ukraine. Ảnh minh họa: EP Thinktank

Quân đội các nước trên thế giới đang nghiên cứu kỹ về xung đột Nga - Ukraine. Ảnh minh họa: EP Thinktank

Xung đột ở Ukraine không là ngoại lệ. Quân đội các nước trên thế giới đang nghiên cứu kỹ về các trận chiến trong xung đột ở Ukraine để có sự chuẩn bị tốt nhất cho các cuộc chiến trong tương lai.

Mở ra trang mới

Các công nghệ mới được sử dụng ở xung đột ở Ukraine có thể được phát triển cho các cuộc chiến trong tương lai. Ảnh minh họa: Economist

Các công nghệ mới được sử dụng ở xung đột ở Ukraine có thể được phát triển cho các cuộc chiến trong tương lai. Ảnh minh họa: Economist

Theo nhà khoa học chính trị người Mỹ Peter W. Singer, bước ngoặt rõ ràng nhất trong chiến tranh là khi một loại vũ khí mới được "trình làng", làm thay đổi căn bản hoặc thậm chí kết thúc cuộc chiến như vụ nổ bom nguyên tử trong Thế chiến II.

Thông thường hơn, một công nghệ mới cũng có thể mở đường cho chiến tranh trong tương lai, dù tác động ban đầu không quá mạnh. Điều này thường do công nghệ mới còn chưa phổ biến, cần thời gian và trải nghiệm để được phát triển nhiều khả năng hơn và để binh sĩ học được cách sử dụng. Một khi đã trình làng, công nghệ này sẽ được tận dụng và phát triển. Các cuộc chiến tranh sau đó chắc chắn chứng kiến ngày càng nhiều công nghệ đó tác động tới cục diện.

Một ví dụ điển hình là việc sử dụng máy bay lần đầu tiên trong chiến tranh, chưa đầy 10 năm sau khi được phát minh. Ngày 23/10/1911, trong cuộc chiến giữa vương quốc Ý và đế chế Ottoman, một phi công Ý đã điều khiển máy bay với tốc độ 72 km/h, được coi là nhanh lúc đó, bay vòng trên Tripoli (thuộc Libya ngày nay). Với khả năng quan sát trên không, phi công này cung cấp cho chỉ huy vị trí chính xác của đối phương. Nhưng tác dụng của chiếc máy bay không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ trinh sát.

Một tuần sau, vẫn phi công đó, mang theo 4 quả lựu đạn rồi thả xuống từ trên cao xuống quân Ottoman bên dưới. Vụ đánh bom đầu tiên này không quyết định kết quả cuộc chiến nhưng kỷ nguyên chiến tranh trên không đã bắt đầu từ đó.

Tương tự là trường hợp ở Ukraine. Chúng ta thấy có những công nghệ mới được sử dụng. Tuy không định hình mạnh mẽ cuộc xung đột nhưng đã chỉ ra một số dấu hiệu về những gì sắp xảy ra.

Một trong số đó là việc sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI). Cuộc xung đột ở Ukraine đã chứng kiến nhiều dạng AI khác nhau được triển khai - từ sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt để xác định binh sĩ đối phương cho đến việc triển khai công nghệ máy học (Machine Learning), một nhánh quan trọng của AI, để giúp chuỗi cung ứng quân sự và viện trợ hiệu quả hơn. AI cũng được khai thác để thúc đẩy cuộc chiến truyền thông và thông tin. 

Việc sử dụng máy móc thông minh dưới mọi hình thức trong chiến tranh sẽ phát triển trong tương lai khi AI phát triển năng lực của nó để đảm nhận nhiều vai trò và tầm quan trọng hơn ở các lĩnh vực khác, ngoài chiến tranh.

Định hình tương lai

Xe tăng ra mắt từ Thế chiến I và được sử dụng nhiều trong Thế chiến II. Ảnh minh họa: Globesec

Xe tăng ra mắt từ Thế chiến I và được sử dụng nhiều trong Thế chiến II. Ảnh minh họa: Globesec

Một bước ngoặt khác của chiến tranh là khi một công nghệ đã được sử dụng trong một cuộc xung đột tìm thấy học thuyết hoặc tổ chức mới ở cuộc xung đột khác cho phép nó phát huy tiềm năng, tạo ra hiệu quả lớn. 

Minh chứng rõ nhất cho lập luận này là xe tăng. Loại vũ khí này được ra mắt từ Thế chiến I, nhưng khi được Hitler sử dụng trong chiến tranh chớp nhoáng Blitzkrieg ở Thế chiến II, nó đã giúp Đức quốc xã chiếm phần lớn châu Âu và thiết lập một phương thức chiến tranh xe tăng di động mới.

Một ngày nào đó chúng ta có thể nhìn lại việc sử dụng UAV trong xung đột ở Ukraine, giống như cách xe tăng được sử dụng trong chiến tranh chớp nhoáng Blitzkrieg.

Sau một thời gian bị các nhà phân tích quốc phòng và lãnh đạo quân sự nghi ngờ, UAV đã được sử dụng ở nhiều cuộc xung đột. Nhưng loại vũ khí này chỉ ghi dấu ấn trong các nhiệm vụ chống nổi dậy tại xung đột ở Iraq và Afghanistan, hay các cuộc tấn công nhằm vào khủng bố ở Pakistan cũng như cuộc chiến quy mô nhỏ ở Libya.

Khi xung đột ở Ukraine bắt đầu, một tạp chí học thuật hàng đầu về an ninh quốc tế đã xuất bản bài viết lập luận rằng UAV không có ý nghĩa gì trong chiến tranh quy mô lớn. Sự hoài nghi đó đã bị đập tan khi UAV tỏ ra vô cùng quan trọng trong xung đột ở Ukraine, với nhiều vai trò và lĩnh vực khác nhau.

Loại vũ khí này tỏ ra rất quan trọng trong việc tấn công các xe tăng và cung cấp tọa độ chính xác cho pháo binh và các đơn vị tên lửa. 

Điều đáng chú ý là hàng loạt hệ thống không người lái đã tràn ngập chiến trường ở Ukraine, trong đó có cả UAV quân sự, đắt tiền, có kích thước tương đương máy bay có người lái và UAV dân sự nhỏ, rẻ tiền, nhưng vẫn hiệu quả.

Mọi đơn vị của Nga và Ukraine hiện đều dùng tới UAV, không chỉ để trinh sát mà còn thực hiện các cuộc tấn công tự sát với độ chính xác cao. Nói về vấn đề này, ông Vadym Skibitskyi, Phó Giám đốc Tình báo Quốc phòng Ukraine, nhấn mạnh, UAV có tác động lớn đến môi trường tác chiến hiện đại.

"Không một đơn vị nào của Ukraine muốn ra chiến trường nếu không có UAV riêng", ông Skibitskyi cho biết.

Phó Giám đốc Tình báo Quốc phòng Ukraine cho rằng rất khó để phản công hay tiến công vì UAV trinh sát hiện đại có thể nắm bắt diễn biến nhanh chóng. "Trong khoảng 10 phút, đối phương có thể nã pháo vào đoàn xe quân sự của chúng tôi, tính từ khi phát hiện bằng UAV", ông Skibitskyi nói.

Cũng như AI, việc sử dụng UAV có tiến bộ hàng tuần khi các bên tham chiến và đối tác của họ học hỏi kinh nghiệm từ chiến trường Ukraine. Trên thực tế, nhờ sự tích hợp của AI với UAV mà giai đoạn tiếp theo của việc sử dụng các công nghệ này sẽ mở ra ở xung đột Ukraine.

Chiến tranh tương lai: Không chỉ có quân đội chính quy

Lính đánh thuê Wagner ở Bakhmut, Ukraine. Ảnh: TASS

Lính đánh thuê Wagner ở Bakhmut, Ukraine. Ảnh: TASS

Theo tổ chức tư vấn Hudson Institute (trụ sở tại Mỹ), xung đột Ukraine đã chứng kiến chiến trường bị các chủ thể phi nhà nước chi phối. Trong số các nhóm chủ thể phi nhà nước này, nhóm lính đánh thuê Wagner nổi bật hơn cả. 

Với mạng lưới tài chính và địa bàn hoạt động trải dài từ châu Phi tới các vùng đất từng thuộc Liên Xô, Wagner trở thành thế lực đáng gờm. Nhóm này được xem là một phần quan trọng trong chiến lược của Nga ở Ukraine, khi góp phần không nhỏ giúp các lực lượng Nga giành kiểm soát và trấn giữ các thành phố như Bakhmut.

Một nhóm có tầm ảnh hưởng khác ở xung đột Nga - Ukraine là Aerorozvidka. Không phải lính đánh thuê như Wagner, Aerorozvidka là nhóm tình nguyện chuyên phát triển UAV và các giải pháp mạng cho quân đội Ukraine. Nhóm này đã phát triển và triển khai UAV R-18 mang bom chống tăng RKG-1600 để tấn công xe tăng Nga trước khi số xe tăng này đến được khu vực chiến đấu.

Sự nổi lên của Wagner và Aerorozvidka cho thấy các cuộc chiến trong tương lai không chỉ phụ thuộc vào quân đội chính quy và các nhóm phi vũ trang truyền thống. Theo Hudson Institute, các công ty công nghệ quốc phòng cũng như các tập đoàn quân sự tư nhân với kho vũ khí khổng lồ, có thể sẽ thống trị các cuộc chiến toàn cầu trong tương lai.

Space X, công ty tư nhân phát triển hệ thống Starlink của tỷ phú Elon Musk, là một ví dụ. Starlink là hệ thống bao gồm 3.000 - 5.000 vệ tinh, cung cấp mạng vệ tinh với khả năng truy cập Internet tốc độ cao cho người dùng ở hơn 40 quốc gia.  

Từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Starlink trở thành một phần không thể thiếu với quân đội Ukraine.

Không chỉ giúp Kiev phản công, Starlink còn định hình phương thức tác chiến, mang lại cho Ukraine những lợi thế trong cuộc xung đột vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Tập đoàn SpaceX còn được cho là có hợp tác chặt chẽ với quân đội Mỹ. Tập đoàn của Elon Musk được phép sử dụng căn cứ Không quân Vandenberg ở bang California để phóng một số tên lửa mang vệ tinh của Starlink. Một số chuyên gia dự báo rằng, trong tương lai không xa, Starlink sẽ trở thành “mắt xích” quan trọng của quân đội Mỹ và các nước đồng minh.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23
Xung đột ở Ukraine “khai sáng” quân đội Mỹ như thế nào?

“Tính chất của chiến tranh đang thay đổi. Mọi chuyện đã thay đổi nhiều hơn trong 2 năm qua vì cuộc xung đột ở Ukraine. Và tôi nghĩ nó sẽ tiếp tục thay đổi với tốc độ rất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - (t/h) ([Tên nguồn])
Những bài học rút ra từ xung đột ở Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN