Xung đột ở Ukraine: Nga nhận định về đề xuất đàm phán của Trung Quốc

Ngoại trưởng Nga cho rằng đề xuất của Trung Quốc có tính đến nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Russian Council

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Russian Council

Phát biểu với báo giới ngày 4/4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ca ngợi đề xuất giải quyết khủng hoảng Ukraine của Trung Quốc, cho rằng đây là một trong những lựa chọn khả thi nhất trên bàn đàm phán.

Ông Lavrov mô tả đề xuất của Bắc Kinh là sự tổng hợp "rõ ràng nhất" về các nguyên tắc và cách tiếp cận với cuộc xung đột Nga - Ukraine, đồng thời lưu ý, các điểm trong đề xuất đều có mối liên hệ với nhau.

"Điều quan trọng nhất với chúng tôi là đề xuất của Trung Quốc dựa trên phân tích nguyên nhân của các sự kiện hiện tại và tìm cách giải quyết triệt để nguyên nhân sâu xa của chúng", Ngoại trưởng Nga bình luận.

Bất chấp một số chỉ trích cho rằng đề xuất hòa bình của Trung Quốc là "mơ hồ", ông Lavrov cho rằng, đề xuất này "là một kế hoạch phù hợp mà Bắc Kinh đã đưa ra để thảo luận".

Đề xuất đàm phán 12 điểm của Trung Quốc được đưa ra vào ngày 24/2/2023 vào dịp đánh dấu 1 năm xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Đề xuất này bao gồm lời kêu gọi chấm dứt thù địch, nối lại các cuộc đàm phán hòa bình, từ bỏ "tâm lý chiến tranh Lạnh" và tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia.

Ngày 27/2/2023, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã có bình luận đầu tiên về đề xuất của Trung Quốc. Ông Peskov cho biết, Moscow rất quan tâm đến đề xuất giải pháp chính trị gồm 12 điểm của Bắc Kinh và cho rằng nội dung chi tiết của đề xuất này cần được phân tích, tính toán kỹ lưỡng.

Nga vẫn duy trì quan điểm sẵn sàng đàm phán với Ukraine, nhưng khẳng định bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng phải căn cứ vào "thực tế trên thực địa" và phải đảm bảo lợi ích của Nga.

Mùa thu năm 2022, ông Zelensky đưa ra đề xuất hòa bình 10 điểm, trong đó có yêu cầu quân đội Nga phải rút quân khỏi Ukraine và khôi phục biên giới như năm 1991.

Tuần trước, ông Zelensky có thay đổi trong quan điểm về đề xuất hòa bình. Tổng thống Ukraine cho rằng việc khôi phục biên giới như năm 1991 không còn là điều kiện tiên quyết để đàm phán với Nga. Tuy nhiên, ông Zelensky nhấn mạnh, Kiev vẫn phải khôi phục biên giới như trước cuộc xung đột năm 2022. Tháng 9/2022, các vùng lãnh thổ của Kiev là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye đã tổ chức trưng cầu dân ý, sáp nhập vào Nga.

Cả phát ngôn viên Điện Kremlin và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga đều lên tiếng sau bình luận của ông Zelensky.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm Hoa - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN