Xung đột Nga - Ukraine ngày 11/12: Nga sắp giành quyền kiểm soát hoàn toàn Lugansk

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thành viên hội đồng nhân dân Cộng hòa Nhân dân tự xưng Lugansk (LPR) - ông Yury Yurov - cho biết, quân đội Ukraine hiện chỉ còn kiểm soát một dải đất nhỏ rộng vài kilomet ở khu vực này.

(Ảnh: Tass)

(Ảnh: Tass)

"Người dân trên khắp nước Nga đang tham gia cuộc chiến giải phóng phần lãnh thổ nhỏ bé còn lại của LPR. Chỉ còn vài kilomet chưa được giải phóng, nhưng đây sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn, gian khổ", ông Yurov nói.

Trước đó, chuyên gia quân sự Andrey Marochko nói với hãng thông tấn Tass rằng quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát năm khu định cư ở LPR là Nadiya, Novoyegorovka và Petrovskoye ở quận Svatovo, Novolyubovka ở quận Kremennaya và Belogorovka ở quận Lisichansk.

Cộng hòa Nhân dân tự xưng Lugansk đã sáp nhập Nga hồi năm 2022 sau một cuộc trưng cầu dân ý, nhưng Ukraine không công nhận.

Ukraine cần thêm 10 - 12 hệ thống Patriot

Phát biểu ngày 10/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, hệ thống phòng không là sự đảm bảo an toàn chính cho người dân Ukraine.

"Mọi người đều hiểu rằng việc chuyển thêm 10 - 12 hệ thống Patriot cho Ukraine sẽ giúp cứu sống nhiều người và khiến chiến dịch quân sự của Nga trở nên vô nghĩa. Nếu bầu trời được bảo vệ, sẽ không có bom dẫn đường hoặc tên lửa đạn đạo nào có thể tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine", ông Zelensky nói.

Tổng thống cũng thúc giục phương Tây dùng tài sản bị đóng băng của Nga để mua các hệ thống Patriot cho Ukraine.

"Một hệ thống có giá 1,5 tỷ đô la Mỹ. Hãy lấy số tiền này từ các tài sản của Nga. Nó sẽ tốn 30 tỷ đô la Mỹ, nhưng nó có thể bảo vệ hoàn toàn bầu trời của chúng tôi", ông Zelensky nói.

(Ảnh: Getty Images)

(Ảnh: Getty Images)

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha trước đó cho biết, Kiev đang yêu cầu các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cung cấp ít nhất 20 hệ thống phòng không để đối phó với các cuộc tấn công trên không của Nga.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte tuyên bố vào đầu tháng 12 rằng yêu cầu của Kiev về một số lượng lớn các hệ thống đã được tiếp nhận tích cực.

Mỹ cho Ukraine vay 20 tỷ đô la

Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/12 cho biết, nước này sẽ cung cấp khoản vay trị giá 20 tỷ đô la cho Ukraine. Khoản vay sẽ được hoàn trả bằng tiền thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khoản vay này, tuyên bố rằng, "50 tỷ đô la mà nhóm G7 cung cấp thông qua sáng kiến cho vay sẽ giúp đảm bảo Ukraine có đủ nguồn lực cần thiết để duy trì các dịch vụ khẩn cấp, bệnh viện và các nền tảng khác cho cuộc chiến của mình".

Các nước phương Tây đã đóng băng khối tài sản trị giá tổng cộng 300 tỷ đô la của Nga. Theo các báo cáo vào tháng 10, G7 có kế hoạch giữ nguyên các tài sản của Nga ngay cả sau khi xung đột kết thúc.

Tổng thống Putin: Có đủ tên lửa Oreshnik, Nga sẽ không còn cần đến vũ khí hạt nhân

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Tass)

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Tass)

Một khi có đủ số lượng tên lửa Oreshnik, Nga sẽ không còn cân nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói tại một cuộc họp.

"Chúng ta đang cải thiện học thuyết hạt nhân, không phải thắt chặt nó. Về cơ bản, bây giờ, chúng ta cần cải thiện tên lửa Oreshnik chứ không phải học thuyết hạt nhân", ông Putin lưu ý. "Nếu suy xét kỹ hơn, chỉ cần có đủ số lượng tên lửa tiên tiến này, chúng ta sẽ không cần phải sử dụng vũ khí hạt nhân nữa".

Đó là lý do vì sao Nga đang hành xử thận trọng và thậm chí kiềm chế ở mọi khu vực, lãnh đạo Nga nhấn mạnh.

Ông Putin cảnh báo việc sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp sẽ "thay đổi đáng kể bản chất" của cuộc xung đột Ukraine, và nhấn mạnh rằng các hệ thống vũ khí tinh vi như vậy không thể được vận hành mà không có sự tham gia trực tiếp của nhân viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Hồi tháng 11, Nga đã chính thức sửa đổi học thuyết hạt nhân. Theo tài liệu này, Mátxcơva có quyền triển khai kho vũ khí hạt nhân để đối phó với một cuộc tấn công hạt nhân hoặc thông thường gây ra "mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và/hoặc toàn vẹn lãnh thổ của nước này".

Tuần trước, sau khi ký một hiệp ước an ninh với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko, Tổng thống Nga cho biết các hệ thống Oreshnik có thể được triển khai tại Belarus sớm nhất là vào nửa cuối năm sau, tùy thuộc vào thời điểm chúng được đưa vào sử dụng thường xuyên với các lực lượng chiến lược của Nga.

Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Belarus Sergey Lagodyuk sau đó tuyên bố, quyết định triển khai tên lửa Oreshnik ở Belarus là phản ứng trực tiếp trước kế hoạch của Mỹ về việc bố trí tên lửa tầm trung ở Đức.

Bằng việc đe dọa sử dụng tên lửa siêu thanh Oreshnik, được cho là không thể đánh chặn, Nga dường như không muốn có hòa bình với Ukraine, Tổng thống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh - Pravda, Tass ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN