Xung đột Nga - Ukraine: Động thái thay đổi của Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ gọi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine là “một cuộc chiến tranh”, đánh dấu việc nước này lần đầu thay đổi lập trường, dọn đường để Ankara ban hành quy định hạn chế tàu chiến Nga tiến vào Biển Đen.

Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng duy trì mối quan hệ cân bằng với các nước châu Âu và Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng duy trì mối quan hệ cân bằng với các nước châu Âu và Nga.

Ukraine đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ, chặn tàu chiến Nga vào Biển Đen, tham gia tấn công vùng ven biển phía nam Ukraine. Ít nhất 6 tàu chiến Nga đã đi qua eo biển ở Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng này.

Vài ngày trước, Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ quan điểm trung lập, cho rằng nước này không can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine và cho rằng không thể ngăn tàu chiến Nga đi eo biển do nước này kiểm soát để vào Biển Đen.

Hôm 27.2, Thổ Nhĩ Kỳ đã có động thái thay đổi, dù khẳng định vẫn duy trì quan hệ thân thiện với Nga.

“Đây không còn là một cuộc xung đột với vài đợt không kích nhỏ lẻ, tình hình ở Ukraine đã chính thức trở thành một cuộc chiến. Chúng tôi sẽ thực hiện Công ước Montreux”, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Mevlut Cavusoglu nói, theo Al Jazeera.

Trước ngày 27.2, Thổ Nhĩ Kỳ chưa từng gọi giao tranh giữa Nga và Ukraine là một cuộc chiến.

Theo Công ước Montreux năm 1936, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền giới hạn các tàu thuyền đi qua eo biển Dardanelles và Bosphorus trong thời chiến, hoặc nếu nước này bị đe dọa.

Tuy nhiên, ông Cavusoglu nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thể cấm toàn bộ tàu Nga vào Biển Đen.

“Vẫn có những ngoại lệ, đó là tàu thuyền quay trở về căn cứ một cách bình thường, không tham gia vào chiến tranh”, ông Cavusoglu nói.

Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ tốt đẹp với cả Nga và Ukraine. Ngay cả khi các nước thành viên NATO trừng phạt nặng nề Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không mạnh tay vì ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu năng lượng từ Nga, cũng như quan hệ thương mại và du lịch giữa hai nước, theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Cavusoglu nói đã trao đổi với Ngoại trưởng Ukraine và Nga, hoan nghênh việc hai nước đồng ý đàm phán vào sáng ngày 28.2.

Ibrahim Kalin, phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, phát biểu ngày 27.2: “Vào ngày giao tranh thứ 4, Tổng thống Erdogan đã lên tiếng kêu gọi Nga ngừng tấn công và bắt đầu đàm phán ngừng bắn”.

Căng thẳng Ukraine - Nga: Xuất hiện nhân tố bất ngờ Thổ Nhĩ Kỳ

Nga và Ukraine hoan nghênh ý tưởng để Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ xoa dịu căng thẳng giữa 2 nước, như Ankara từng đề xuất vào tháng 11-2021.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN