Xung đột đẫm máu Israel- Palestine có thể được dập tắt nếu Nga ra tay?
Vai trò hòa giải của Nga trong xung đột Israel-Hamas không nhỏ vì Moscow có quan hệ với cả hai bên cùng lợi ích rất phức tạp tại Trung Đông.
Hình ảnh đầy xót xa về đám tang của 2 phụ nữ và 8 trẻ em trong cùng một gia đình tại Dải Gaza bị thiệt mạng vì trận không kích trả đũa từ Israel
Nga có quan hệ sâu với cả 2 bên
Xung đột tại Dải Gaza càng leo thang, việc Nga có thể cân bằng quan hệ với Israel và Palestine nhằm duy trì và mở rộng mạng lưới lợi ích đầy phức tạp của Nga tại Trung Đông càng khó "như đi trên dây".
Đây là nhận định của phóng viên Mark Episkopos chuyên trách an ninh quốc gia đang làm việc tại tạp chí phân tích chính trị quân sự Mỹ The National Interest trong bài bình luận về vai trò và chiến lược của Nga để hạ nhiệt xung đột tại Israel-Palestine.
Theo phóng viên của The National Interest, cuộc giao tranh trên Dải Gaza diễn biến rất nhanh, chỉ vài ngày đã leo thang nghiêm trọng nhưng hiện tại chưa có nhiều giải pháp chính trị cứng rắn từ cộng đồng quốc tế để hóa giải xung đột này.
Nhắc đến hòa giải, người ta nghĩ ngay đến Mỹ. Tuy chính, quyền Washington có cam kết an ninh hàng chục năm với Israel nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối mặt với áp lực không nhỏ từ phe ủng hộ Palestine ngay trong Đảng Dân chủ của mình.
Nga có khả năng làm trung gian hòa giải tốt nhất cho cuộc xung đột Israel-Plalestine.
Do đó, Mỹ cũng chật vật để xác định một chiến lược hòa giải mạnh mẽ hơn ngoài động thái kêu gọi chấm dứt xung đột đơn thuần như hiện nay.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia có quan hệ khá phức tạp với Nga, cũng đang xúc tiến nhưng nỗ lực để tự định vị mình là một lãnh đạo của thế giới Hồi giáo.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã tuyên bố, "cộng đồng quốc tế cần phải cho Israel một bài học". Và dường như trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Erdogan đã nêu ra ý tưởng xây dựng một lực lượng bảo vệ quốc tế che chắn cho người Palestine.
Song, điện Kremlin có vẻ không mấy mặn mà. Chính quyền ông Putin, theo nhà báo Mỹ, có thể rất chần chừ trước những sáng kiến hòa bình và can thiệp có thể dẫn đến hệ lụy là đối đầu với Israel.
Hơn nữa, không giống như Mỹ và Liên minh Châu Âu, Nga không coi phong trào Hồi giáo Hamas là tổ chức khủng bố và từng tiếp đón các phái đoàn của Hamas để bàn về nỗ lực hòa bình.
Qua việc tăng cường sự hiện diện và uy tín với cả hai bên, Moscow đang tự định vị mình có sức ảnh hưởng tới quá trình hòa giải giữa Israel và Palestine.
Ông Dmitry Maryasis, một thành viên tổ chức cố vấn uy tín Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai cho biết, "Nga đang có quan hệ thân thiện với cả 2 bên trong xung đột Gaza. Nếu Moscow nâng tầm những liên lạc này một cách đúng đắn, Nga có thể tăng cường vị thế của mình tại đây".
Muốn kéo nhiều nước tham gia nỗ lực hòa giải
Tổng thống Nga Vladimir Putin có quan hệ thân thiết với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, điện Kremlin chưa có mong muốn và cũng chưa có phương tiện để hiện thực hóa sáng kiến trên và áp đặt những điều khoản hòa bình cho Gaza.
Thay vì thực hiện độc lập, Moscow đang tìm cách nâng tầm ảnh hưởng của mình trong một thỏa thuận hòa bình rộng hơn, với sự tham gia của một nhóm các cường quốc và tổ chức quốc tế lớn.
Mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi nhóm bộ tứ các nhà trung gian hoà giải về Trung Đông bao gồm Liên hợp quốc, Mỹ, Liên minh Châu Âu và Nga tổ chức một cuộc họp khẩn để giải quyết khủng hoảng trên Dải Gaza.
Tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga ngày 14/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị các cơ quan liên quan phải đánh giá thẳng thắn vai trò của Nga trong cuộc xung đột này.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Ngoại giao Nga đề xuất mở rộng nhóm Bộ tứ các nhà trung gian hoà giải về Trung Đông theo hình thức mới “4+4+2+1”, bao gồm 4 thành viên ban đầu cộng với 4 nước Ai Cập, Jordan, UAE, Bahrain, thêm Israel và Palestine và cộng với Saudi Arabia.
Moscow giải thích việc đưa thêm Saudi Arabia là dựa trên kế hoạch “Sáng kiến Hòa bình Ả-rập 2002" của Saudi Arabia.
Song, Thổ Nhĩ Kỳ đã không có tên trong đề xuất mới của Nga. Có lẽ bởi Moscow muốn nhấn mạnh đường hướng của Moscow không giống Thổ Nhĩ Kỳ đó là tìm cách ép buộc hòa bình lên Israel.
Ngoại trưởng Palestine Riyad Al-Maliki bắt tay với người đồng cấp Nga. Ông từng khẳng định "Chúng tôi tin Tổng thống Nga" trong một động thái muốn thông qua Moscow nối lại bàn đàm phán với Israel hồi tháng 6/2020
Hiện tại phía Nga cũng đang tích cực tham vấn với các phái đoàn từ Palestine. Đại sứ Palestine tại Moscow, ông Abdel Hafiz Nofal từng tự tin Nga có thể thuyết phục Israel về những quyền lợi của Palestine một cách công bằng.
“Những người bạn Nga hiểu rõ vị thế của chúng tôi.... Nga bảo vệ quyền lợi của Palestine. Cũng giống như một nhà ngoại giao đồng cấp từ Jordan từng nói, Nga đã có quan hệ rất mạnh với Israel nên có thể gây ảnh hưởng tới quốc gia Do thái này”, ông Nofal nhận định.
Dù niềm tin này có đúng hay không thì cũng có thể hiểu, cách đánh giá của ông Nofal là thể hiện sự kỳ vọng của Palestine vào những nỗ lực kéo giảm xung đột đang ngày càng nóng lên và vượt ngoài tầm kiểm soát hiện nay trên Dải Gaza.
Đó là lý do vì sao phóng viên Mark Episkopos của The National Interest lại chọn hình ảnh "đi trên dây" để ví việc Nga rất thận trọng để thăng bằng, cân đối quan hệ với cả Israel-Palestine trong cuộc mâu thuẫn phức tạp nhất thế giới này.
Chỉ cần chệch một bước là mọi nỗ lực gây dựng quan hệ với 2 bên cùng những mắt xích lợi ích liên quan ở Trung Đông có thể bị ảnh hưởng.
Tại Israel, cả nam và nữ khi đủ 18 tuổi đều phải nhập ngũ, ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ. Các bóng hồng...
Nguồn: [Link nguồn]