Xung đột biên giới Trung - Ấn: Kịch bản nào tiếp theo?
Khi cuộc khủng hoảng quân sự Ấn Độ - Trung Quốc bước sang tháng thứ 4, có rất ít dấu hiệu cho thấy một giải pháp hòa bình sẽ sớm được đưa ra.
Kịch bản nào tiếp theo cho xung đột biên giới Trung - Ấn? Ảnh: The Diplomat
Theo The Diplomat, sáng 31/8, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một tuyên bố, trong đó lưu ý rằng quân đội nước này đã ngăn chặn một cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc ở khu vực bờ phía nam của hồ Pangong. Điều này cho thấy một khu vực tranh chấp mới giữa 2 bên đã xuất hiện. Trước tuyên bố của Ấn Độ, nhiều người cho rằng bờ phía bắc hồ Pangong cùng một số điểm khác ở phía đông Ladakh mới là "điểm nóng" tranh chấp.
Ngay sau đó, Trung Quốc cũng có một loạt tuyên bố cáo buộc Ấn Độ đang cố gắng thay đổi hiện trạng ở phía đông Ladakh tại 2 địa điểm thông qua một động thái quân sự. Trong vài ngày qua, hai bên đều không cung cấp chi tiết về những gì đang diễn ra trên thực tế. Thay vào đó, Bắc Kinh và New Delhi chỉ đưa thông tin khái quát tình hình. Không có nguồn tin chính thức xác nhận, hầu hết phóng viên đưa tin về diễn biến vụ xung đột biên giới chỉ dựa vào các nguồn tin ẩn danh.
Tổng hợp từ nhiều nguồn tin, The Diplomat rút ra được 2 thông tin quan trọng, tác động lớn với tương lai khủng hoảng Ấn Độ - Trung Quốc.
Thứ nhất, sau nhiều tháng chuẩn bị trước, thế trận quân sự của Ấn Độ ở khu vực phía đông Ladakh hiện cực kỳ vững chắc. Thứ hai, New Delhi sẵn sàng triển khai "các công cụ sắc bén" để giải quyết tranh chấp theo ý của mình, hoặc ít nhất buộc Bắc Kinh phải đàm phán có thiện chí.
Ngoài việc thiếu các tin tức về thực địa, điều khiến cuộc khủng hoảng tranh chấp biên giới Trung - Ấn gần như không thể theo dõi một cách khách quan là thực tế: Phần lớn ranh giới Ấn Độ - Trung Quốc dài 3.488 km vẫn chưa được xác định chính xác, không được đánh dấu trên giấy hoặc không được phân giới rõ ràng trên đất liền.
Tại Ladakh nói riêng và khu vực phía tây của Đường kiểm soát thực tế (LAC) nói chung, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa thể thống nhất ranh giới chính xác, thỏa mãn tuyên bố của 2 bên.
Đường LAC ngăn cách Ấn Độ và Trung Quốc thực tế chỉ là một khái niệm tương đối (chưa được phân định chính xác), khác hoàn toàn so với Đường kiểm soát Ấn Độ - Pakistan (LOC) - được đánh dấu trên các bản đồ và được Ấn Độ cũng như Pakistan chấp nhận dù đây chưa phải đường biên giới quốc tế.
LAC tồn tại thông qua quy tắc ngầm dựa trên các mô hình tuần tra trong quá khứ của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc. Vì vậy, việc khẳng định quân đội Ấn Độ hay quân đội Trung Quốc vượt qua LAC hồi cuối tháng 8 để chiếm lấy các cao điểm quan trọng ở bờ phía nam hồ Pangong cần rất thận trọng.
Tuy nhiên, những tuyên bố không ngừng của Trung Quốc mới đây cho rằng Ấn Độ, hồi cuối tuần trước và đầu tuần này, đã có những động thái quân sự khiến Trung Quốc "khó chịu".
Theo The Diplomat, dường như Ấn Độ đã chiếm được một hoặc nhiều cao điểm ở bờ phía nam của hồ Pangong. Việc chiếm được các cao điểm thuộc sự kiểm soát của Trung Quốc không chỉ mang lại cho Ấn Độ khả năng khảo sát khu vực quân đội Trung Quốc chiếm đóng (hữu ích trong trường hợp đối đầu quân sự), mà còn có tác dụng như "một quân bài thương lượng" để khôi phục nguyên trạng lãnh thổ, thông qua trao đổi khu vực mà 2 bên đang kiểm soát.
Dù bằng cách nào, động thái của Ấn Độ hồi đầu tuần này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Hầu hết các nguồn tin đáng tin cậy cho rằng, Ấn Độ điều động Lực lượng Biên giới Đặc nhiệm Ấn Độ (SFF) để triển khai hoạt động chiếm cao điểm. Theo nguồn tin của Reuters, SFF là lực lượng rất bí ẩn. Rất ít thông tin về lực lượng này được tiết lộ cho công chúng. Thành phần chính của SFF là những người tị nạn Tây Tạng ở Ấn Độ. SFF được Ấn Độ thành lập ngay sau khi kết thúc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1962. Lực lượng này có khoảng 3.500 người, được huấn luyện kĩ càng, tinh nhuệ.
Thông điệp mà Ấn Độ gửi đến Trung Quốc khi sử dụng lực lượng người tị nạn Tây Tạng là rõ ràng: “Dùng người Trung Quốc đánh người Trung Quốc”. Trong tương lai, Bắc Kinh có sử dụng phương thức này để đáp trả New Delhi hay không vẫn chưa thể nói trước.
Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong cuộc khủng hoảng tại Ladakh?
Phóng viên tờ The Diplomat đã trao đổi với Praveen Swami, một phóng viên Ấn Độ nổi tiếng với việc đưa tin về các vấn đề quốc phòng và tình báo nhạy cảm, về những diễn biến có thể xảy ra trong xung đột biên giới Trung - Ấn.
Swami đã đưa ra 2 kịch bản. Một là Ấn Độ sẽ dùng các cao điểm vừa chiếm được ở bờ phía nam hồ Pangong để đổi lấy việc Trung Quốc từ bỏ "yêu sách" ở khu vực Finger 4 (cách LAC khoảng 2 km theo đường chim bay) và Finger 8 (ở bờ phía bắc hồ Pangong). Kịch bản thứ hai, theo Swami là kịch bản tệ hơn, khi "cả Trung Quốc và Ấn Độ đều muốn chiếm các vị trí trên đồi cao và xảy ra xung đột". Việc tranh giành các cao điểm từng xảy ra tại khu vực LOC của Pakistan và Ấn Độ trong những năm 1990.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong những ngày gần đây, quân đội Ấn Độ đã chuyển từ việc kiểm soát biên giới sang chế độ phòng thủ biên giới...