Xuất thân là quân sư, Gia Cát Lượng có thể tự tin điều quân, khiển tướng nhờ ai?

Gia Cát Lượng từ khi xuất sơn theo phò Lưu Bị, nổi danh là mưu sĩ, đề ra Long Trung Đối Sách, cai quản hậu phương, đảm nhiệm vai trò ngoại giao, nhưng những biến cố sau này cũng khiến Gia Cát Lượng trở thành một nhà hoạch định quân sự tài năng.

Gia Cát Lượng không hề giỏi trong việc điều binh khiển tướng.

Gia Cát Lượng không hề giỏi trong việc điều binh khiển tướng.

Gia Cát Lượng nổi tiếng là một trong những quân sư tài hoa nhất thời Tam quốc, sau này trở thành thừa tướng nước Thục, trực tiếp chỉ huy quân đội 6 lần Bắc phạt Tào Ngụy nhưng đều không thành công.

Vậy Gia Cát Lượng học tài thao lược quân sự từ đâu khi lúc đầu chỉ được giao nhiệm vụ trông coi hậu cần và  ngoại giao?

Người tạo nên một Gia Cát Lượng xuất chúng

Nhắc đến các kỳ nhân thời Tam quốc, không thể bỏ qua Tư Mã Huy, hay còn gọi là “Thủy Kính tiên sinh”, sống cuối thời Đông Hán.

Tương truyền ông là danh sĩ có tài kinh bang tế thế, kiến thức hơn người. Học trò của Tư Mã Huy có Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Từ Thứ. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Lưu Bị một bữa bị lạc trong rừng, tình cờ gặp được Tư Mã Huy. Biết danh Thủy Kính tiên sinh là người học rộng tài cao, Lưu Bị có hỏi trong thiên hạ liệu ai có thể đứng ra giúp đời.

Tư Mã Huy mới nói: "Ngọa Long - Phượng Sồ, được một trong hai người, có thể an định thiên hạ". Lưu Bị mới sốt sắng hỏi Ngọa Long, Phượng Sồ là ai thì Tư Mã Huy mỉm cười không nói, chỉ tiến cử Từ Thứ.

Gia Cát Lượng đề ra sách lược Long Trung Đối Sách chia 3 thiên hạ.

Gia Cát Lượng đề ra sách lược Long Trung Đối Sách chia 3 thiên hạ.

Theo Qulishi, Tư Mã Huy không giới thiệu Gia Cát Lượng vì biết rõ tình hình lúc bấy giờ. Tào Tháo khi đó đã chiếm được phương Bắc, khống chế Hán hiến đế. Với lợi thế như vậy, Tào Tháo có khả năng lớn nhất thống nhất thiên hạ.

Lưu Bị tuy là hậu duệ nhà Hán nhưng thế lực quá mỏng, khởi đầu không có một tấc đất cắm dùi, rất khó đánh bại được Tào Tháo. Bên cạnh đó, Lưu Bị mang tiếng nhân nghĩa, nhưng về tài năng chắc chắn không thể bằng được Tào Tháo.

Gia Cát Lượng là học trò tâm đắc nhất của Tư Mã Huy. Thủy Kính tiên sinh không muốn học trò mình có cái kết không có hậu.

Sau này, Từ Thứ vì bị Tào Tháo gây sức ép, buộc phải đầu quân cho Tào Ngụy và tiết lộ cho Lưu Bị biết về Gia Cát Lượng và xuất hiện giai thoại Lưu Bị 3 lần đến mời Gia Cát Lượng xuống núi. Tư Mã Huy biết chuyện chỉ thở dài nói: “Gia Cát Lượng gặp được minh chúa song không gặp thời. Đáng tiếc thay”.

Gia Cát Lượng thống lĩnh quân đội Thục Hán

Theo báo Trung Quốc, trong suốt giai đoạn ẩn cư trên núi, Gia Cát Lượng, có thể được Tư Mã Huy dạy về học thuật, ngoại giao, chính trị nhưng chắc chắn không thể có nghệ thuật dùng binh. Đó là bởi chỉ những người trực tiếp ra chiến trường mới có thể tích lũy kinh nghiệm quân sự.

Gia Cát Lượng đề ra chiến lược Long Trung Đối Sách, giúp Lưu Bị tạo thế chân vạc và có lẽ đây là thành quả từ việc biết nhìn xa trông rộng như Tư Mã Huy.

Bằng chứng là sau khi theo phò Lưu Bị, Gia Cát Lượng không tham gia hoạch định quân sự, chỉ đóng vai trò hậu cần và ngoại giao. Vai trò của Gia Cát Lượng khá mờ nhạt khi Lưu Bị đã có Bàng Thống, Pháp Chính.

Nhưng sau này, các nhân tài của Thục Hán dần dần bỏ mạng, tạo cơ hội để Gia Cát Lượng có nhiều cơ hội thể hiện hơn, trở thành thừa tướng Thục Hán

Đó là lúc Gia Cát Lượng xây dựng mối quan hệ gắn kết với Trương Phi, một trong số 5 hổ tướng, theo Qulishi.

Trong số các tướng lĩnh, Gia Cát Lượng có mối quan hệ tốt nhất với Trương Phi.

Trong số các tướng lĩnh, Gia Cát Lượng có mối quan hệ tốt nhất với Trương Phi.

Khi cùng Lưu Bị ba lần tới lều tranh mời Khổng Minh, Trương Phi từng bất mãn và cho rằng ông là kiểu văn nhân cao ngạo. Thế nhưng sau khi biết được bản lĩnh của Gia Cát Lượng, Trương Phi lại rất nể phục.

Sử sách Trung Quốc chép lại, Trương Phi sinh thời đặc biệt thích kết giao với kẻ sĩ và những hào kiệt. Ngoài tài quân sự, Trương Phi còn có tài thư pháp, thư họa, do đó cũng có nhiều điểm tương đồng với Gia Cát Lượng.

Trải qua một thời gian dài kề vai sát cánh, mối quan hệ của Trương Phi và Gia Cát Lượng dần trở nên ngày một thân thiết. Qulishi đặt giả thiết cho rằng chính Trương Phi đã đưa ra những góp ý để Gia Cát Lượng hoàn thiện bản thân, trở thành nhà quân sự tài ba.

Bằng chứng là Trương Phi nổi tiếng lỗ mãng chỉ phục tùng mệnh lệnh của 2 người, một là Lưu Bị, hai là Khổng Minh, theo Sina.

Đến khi Lưu Bị bệnh nặng qua đời, Gia Cát Lượng với tư cách là thừa tướng mới chính thức nắm quân đội, chỉ huy tướng lĩnh dưới quyền trong số đó nổi lên Khương Duy là người trung thành nhất.

Đáng tiếc rằng tình hình Tam quốc khi đó đã nghiêng hẳn về phe Tào Ngụy. Gia Cát Lượng chủ trương 6 lần Bắc phạt nhưng đều không thành công.

Năm 234, Gia Cát Lượng bệnh nặng, mất ngay trong chiến dịch Bắc phạt lần 6, thọ 54 tuổi, nắm quyền thừa tướng Thục Hán được 14 năm. Có thể nói, Gia Cát Lượng thừa hưởng khả năng tiên đoán như thần của sư phụ Tư Mã Huy, nhưng chính những kinh nghiệm thực tế cùng mối quan hệ với võ tướng Trương Phi đã giúp Gia Cát Lượng sau này tự tin trực tiếp cầm quân, khiển tướng.

____________________________

Gia Cát Lượng có phải là mưu sĩ đứng hàng đầu trong số những bậc kỳ tài thời Tam Quốc? Nhân vật nào thuộc phe Tào Ngụy có thể sánh với Gia Cát Lượng? Bài kỳ sau xuất bản 19h ngày 15.12 trên mục Thế giới sẽ đi tìm lời giải cho câu hỏi này.

Từng là thừa tướng, gia sản của Gia Cát Lượng thực sự chỉ có thế này?

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, hậu chủ Lưu Thiện có kiểm kê lại tài sản và sửng sốt khi thấy gia cảnh thừa tướng đúng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Khổng Minh Gia Cát Lượng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN