Xét nghiệm Covid-19 từ hậu môn mới được tiêm vắc xin, các nhà ngoại giao Mỹ ở TQ "kêu khổ"
Nhiều quan chức, nhân viên ngoại Mỹ làm việc ở các nước có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao đang tỏ ra thất vọng vì không được chính phủ ưu tiên tiêm vắc xin ngừa virus. Một số quan chức ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc còn nói rằng, họ phải chịu “trải nghiệm đáng xấu hổ” để được tiêm vắc xin Covid-19.
Nhiều nhà ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc chỉ được tiêm vắc xin Covid-19 nếu đồng ý tham gia xét nghiệm virus từ hậu môn (ảnh: Washington Post)
Theo Washington Post, ít nhất 13 chính phủ nước ngoài đã đề nghị tiêm vắc xin Covid-19 cho các nhà ngoại giao Mỹ vì họ phải chờ quá lâu để nhận được vắc xin từ chính quốc.
Các quan chức ngoại giao Mỹ ở Nga mới đây còn phải đề nghị được tiêm Sputnik V – loại vắc xin Covid-19 chưa được Mỹ và WHO phê duyệt.
Bộ Ngoại giao Mỹ không khuyến nghị nhân viên tiêm vắc xin Sputnik V. Tuy nhiên, cơ quan này cho phép họ có quyền tự quyết đối với sức khỏe của mình. Hiện tại, 31 nước trên thế giới đã phê duyệt vắc xin Sputnik V của Nga.
“Thật đáng xấu hổ cho quốc gia giàu nhất thế giới khi chúng tôi phải nhờ sự trợ giúp từ nước khác để được tiêm vắc xin Covid-19. Đặc biệt là khi nhiều người cho rằng, những loại vắc xin tốt nhất đều được sản xuất ở Mỹ”, một nhà ngoại giao Mỹ nói với Washington Post.
Ở Trung Quốc, một số nhà ngoại giao Mỹ phàn nàn rằng, họ bị chính quyền sở tại buộc tham gia xét nghiệm Covid-19 từ hậu môn để được tiêm vắc xin.
Trả lời câu hỏi về vấn đề này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc “sẽ đánh giá tất cả phương án hợp lý để giải quyết vướng mắc, vừa giữ gìn phẩm giá của các nhà ngoại giao Mỹ, vừa phù hợp với Công ước Vienna”, theo Washington Post.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, kỹ thuật xét nghiệm Covid-19 từ hậu môn mang đến cảm giác khó chịu, nhưng hiệu quả hơn thủ thuật xét nghiệm bằng cách chọc que lấy mẫu bệnh phẩm vào mũi.
Tờ báo Mỹ dẫn lời một quan chức thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho biết, Bộ Ngoại giao yêu cầu 315.000 liều để tiêm cho nhân viên. Tuy nhiên, mới chỉ có 23% số vắc xin trên được cấp.
Điều này đồng nghĩa với việc muốn được tiêm ngừa Covid-19 nhiều nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài phải “tự lực cánh sinh”.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong động thái mới nhất, Mỹ tuyên bố áp lệnh trừng phạt đối với 2 tướng lĩnh quân đội cao cấp của Myanmar sau vụ...