Xe tăng "bất khả chiến bại" của phương Tây thất thế trên chiến trường Ukraine

Loại vũ khí của phương Tây không chứng tỏ được hiệu quả trên chiến trường Ukraine.

Lữ đoàn Xung kích Đường không số 79 của Ukraine trước đây, ngày 19/3, đã đăng video giao tranh gần thành phố Avdeevka tại tỉnh miền đông Donetsk. Trong video, một chiếc xe tăng M1A1 Abrams do Mỹ chuyển giao cho Ukraine đang nằm bất động giữa cánh đồng thì bị trúng đòn tập kích từ phía sau, có thể là bằng thiết bị bay không người lái góc nhìn thứ nhất (drone FPV) tự sát của Nga.

Ba trong số 4 thành viên tổ lái vội lao ra ngoài, trong lúc khoang chứa đạn ở phía sau xe bắt đầu bắt lửa rồi liên tục phát nổ. Chỉ sau khoảng 30 giây, chiếc xe tăng đã bốc cháy dữ dội, dường như sắp bị phá hủy hoàn toàn. Không rõ số phận của thành viên còn lại trong kíp lái.

"Hình ảnh xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại chuẩn NATO bị drone FPV giá rẻ tập kích, sau đó bốc cháy và trở thành đống sắt vụn trị giá hàng triệu USD đã trở nên quen thuộc trong cuộc xung đột", tờ Kyiv Post của Ukraine bình luận.

Xe tăng M1 Abrams của Mỹ tại Ba Lan tháng 11/2022.

Xe tăng M1 Abrams của Mỹ tại Ba Lan tháng 11/2022.

Sau khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia an ninh phương Tây đã tranh luận trong nhiều tháng về khả năng chuyển giao xe tăng hiện đại cho Ukraine, do lo ngại Kiev có thể không đủ năng lực vận hành, bảo dưỡng các khí tài phức tạp như vậy.

Họ cũng lo ngại kịch bản phòng tuyến Ukraine sụp đổ và để xe tăng của NATO rơi vào tay Nga, hay sợ Moskva có hành động leo thang nhằm đáp trả việc phương Tây chuyển giao vũ khí tiên tiến cho Kiev. Tuy nhiên, dưới sự thúc ép của Ukraine, Mỹ và đồng minh vẫn quyết định chuyển giao những chiếc xe tăng chuẩn NATO đầu tiên cho Kiev từ tháng 3/2023.

Tổng cộng 120-130 xe tăng phương Tây đã được cung cấp cho Ukraine từ đầu chiến sự, được kỳ vọng sẽ trở thành mũi xung kích chủ lực giúp Kiev xuyên thủng phòng tuyến của Moskva.

Ukraine tung xe tăng phương Tây vào "thử lửa" lần đầu tiên hồi tháng 6, song kết quả không diễn ra suôn sẻ như mong đợi. Những cỗ xe tăng to lớn, nặng nề đã không vượt qua được bãi mìn dày đặc của Nga và liên tiếp bị phá hủy dưới làn hỏa lực pháo binh, không quân đối phương.

Thống kê nguồn mở cho thấy tính đến tháng 10/2023, Ukraine đã mất hơn 10 xe tăng chủ lực Leopard 2A6 và ít nhất một chiếc Challenger 2 mà không thu được bất kỳ lợi ích gì trên chiến trường.

Hiện tại, quân đội Ukraine chủ yếu sử dụng xe tăng đắt tiền của phương Tây, như dòng Leopard 2, làm bệ pháo di động để bắn phá lực lượng Nga từ xa, thay vì dùng làm mũi xung kích trên tiền tuyến.

Bên cạnh đó, các xe tăng Challenger 2 của Anh cũng được mệnh danh là "bất khả chiến bại", nhưng lại không hiệu quả ở Ukraine như kỳ vọng.

Theo đó, trước đây, Anh đã viện trợ 14 xe tăng Challenger 2 nặng 71 tấn cho Ukraine. Lữ đoàn 82 của lực lượng tấn công đường không Ukraine là đơn vị duy nhất sử dụng 13 chiếc xe tăng còn lại sau khi một chiếc bị phá hủy trong cuộc giao tranh ở Robotyne tại mặt trận miền Nam vào năm ngoái.

Xe tăng Challenger 2.

Xe tăng Challenger 2.

Đây là lần đầu tiên Challenger 2 bị phá hủy trong chiến đấu sau gần 30 năm mẫu xe này được đưa vào sử dụng. Nga là quốc gia đầu tiên phá hủy chiếc xe tăng "bất khả chiến bại" của quân đội Anh.

Sau đó, dòng xe tăng này trở nên "im hơi lặng tiếng". Forbes nhận định, Challenger 2 có uy lực nhưng không phù hợp với chiến trường Ukraine. Trang tin Mỹ cho rằng, Anh quyết định viện trợ dòng xe tăng này dường như có mục tiêu khuyến khích các nước NATO khác chuyển cho Kiev các xe tăng hiệu quả hơn như Leopard 2, Strv 122.

Quân đội Nga thông báo chiếm giữ các vị trí chiến lược sau khi công phá tuyến phòng thủ của Ukraine phía sau thành phố Avdiivka ở tỉnh Donetsk, đồng thời gây thiệt hại lớn cho đối phương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo P.L (T/h) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN