Xác định khu vực mới tìm kiếm máy bay MH370

Một nhóm chuyên gia tìm kiếm hàng đầu thế giới đã xác định khu vực mới trong nỗ lực giải mã bí ẩn máy bay MH370 của Malaysia mất tích trong hơn 5 năm qua.

Số phận chiếc máy bay MH370 của Malaysia vẫn đang là dấu hỏi lớn với thế giới (ảnh minh họa)

Số phận chiếc máy bay MH370 của Malaysia vẫn đang là dấu hỏi lớn với thế giới (ảnh minh họa)

Theo Airline Ratings, sau khi sửa đổi và hoàn thiện dữ liệu tìm kiếm, 4 chuyên gia Victor Iannello, Bobby Ulich, Richard Godfrey và Andrew Banks đã xác định một khu vực tìm kiếm mới liền kề với khu vực tìm kiếm trước đó và công bố kết quả trong một bài viết chi tiết.

Bài viết với tựa đề "Đề xuất khu vực tìm kiếm mảnh vỡ MH370" là sự tổng hợp từ mọi kết quả nghiên cứu riêng biệt của các chuyên gia về máy bay MH370.

Bài viết cho hay: "Lần tìm kiếm máy bay MH370 cuối cùng được thực hiện bởi công ty Ocean Infinity ở khu vực phía nam Ấn Độ Dương.

Kể từ đó, các nhà nghiên cứu độc lập tiếp tục phân tích dữ liệu có sẵn để tìm hiểu về khu vực dưới đáy biển, nơi có khả năng MH370 đang ở đó nhất, và lý do các nỗ lực tìm kiếm trước đó không thành công.

Kết quả tổng hợp từ việc phân tích cho thấy MH370 xuất hiện tại khu vực phía nam Ấn Độ Dương dọc kinh độ 93° 78'75 E trong những giờ bay cuối cùng, trùng với một vòng tròn lớn giữa điểm BEDAX ở    5° 21' 51.58" N và kinh độ 93° 47' 15.27" E (khoảng 100 Nanometre về phía tây thành phố Bana Aceh, đảo Sumatra, Indonesia) và điểm cực Nam. Điểm va chạm (POI) được dự đoán nằm gần vòng cung thứ 7, xung quanh vĩ độ 34.4° S".

Đây là khu vực cách phía tây thị trấn Dunsborough, Tây Úc khoảng 1.800 km.

Bản đồ dưới đây thể hiện các khu vực tìm kiếm mới bao gồm A1 (màu xanh lá), A2 (màu xám) và A3. Khu vực tìm kiếm MH370 trước đó được thực hiện bởi Cục An toàn Giao thông Úc (ATSB) được đánh dấu bằng đường màu vàng.

Bản đồ khu vực tìm kiếm mới. Ảnh: AR

Bản đồ khu vực tìm kiếm mới. Ảnh: AR

Bài viết còn cho biết các nhà nghiên cứu đưa ra những khu vực đáng ngờ dựa trên việc sử dụng các mô hình tích hợp chính xác bao gồm dữ liệu vệ tinh, dữ liệu radar, động lực máy bay, điều hướng tự động, điều kiện khí tượng, mức tiêu thụ nhiên liệu, mô hình trôi dạt và kết quả tìm kiếm trên không. Quá trình này chuẩn bị hoàn tất. Giống như các nghiên cứu trước đó, kết quả của nghiên cứu mới cho thấy quỹ đạo bay cuối cùng của MH370 rất có thể là dọc theo tuyến đường phía nam ở kinh độ 93° 78'75 E.

Bài viết kết luận rằng: "Để xác định được khu vực tìm kiếm gần điểm va chạm được ước tính sát nhất ( BE POI), 3 trường hợp được đưa ra cân nhắc. Mỗi trường hợp tương đương với một khu vực tìm kiếm liên quan.

Khu vực tìm kiếm với ưu tiên cao nhất có diện tích khoảng 23.050 km vuông. Khu vực ưu tiên thứ hai có diện tích khoảng 22.000 km vuông và cuối cùng là khu vực ưu tiên thấp nhất nhưng có diện tích lớn nhất, 166.000 km vuông.

Máy bay MH370 mất tích ngày 8/3/2014 với 239 hành khách và thành viên phi hành đoàn. Trong khi cách mảnh vỡ nhỏ được cho là của MH370 được tìm thấy, phần xác chính của máy bay vẫn chưa được phát hiện dù đã có 2 cuộc tìm kiếm diễn ra.

Malaysia tuyên bố rằng cần thêm bằng chứng mới trước khi bắt đầu một cuộc tìm kiếm mới, dù công ty tìm kiếm Ocean Infinity (Mỹ) khẳng định sẽ tiếp tục tìm kiếm với tiêu chí "không thấy sẽ không tính phí tìm kiếm". Trước đó, năm 2018, chính phủ Malaysia hứa trả 70 triệu USD cho công ty này nếu họ tìm thấy MH370 trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều bất thành.

Bức ảnh gia đình cơ trưởng MH370 ẩn giấu lời giải cho vị trí máy bay mất tích?

Chia sẻ với tờ báo Anh Daily Star, một kỹ sư hàng không cho rằng cơ trưởng của MH370 đã cướp chiếc máy bay và đưa nó...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Airline Ratings ([Tên nguồn])
Máy bay Malaysia MH370 mất tích bí ẩn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN