WTO có tân tổng giám đốc “không được lòng” ông Trump
Đại diện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm 15-2 hoan nghênh việc bổ nhiệm bà Ngozi Okonjo-Iweala làm tổng giám đốc WTO và cho biết Mỹ trông đợi bà bắt đầu nỗ lực cải cách cũng như phục hồi cơ quan thương mại toàn cầu này.
Ông David Bisbee, đại diện Mỹ tại WTO, nói với hãng tin Reuters: "TS Okonjo-Iweala đã cam kết dưới sự lãnh đạo của bà ấy, WTO sẽ không hoạt động như thường lệ và chúng tôi rất vui mừng cũng như tin tưởng rằng bà ấy có các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt cam kết".
TS Okonjo-Iweala đã được chọn làm tân tổng giám đốc WTO với sự đồng thuận tại một cuộc họp kín ở Geneva- Thụy Sĩ hôm 15-2 sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đảo ngược quyết định của cựu Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn chặn việc bổ nhiệm bà để ủng hộ ứng viên người Hàn Quốc.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala được bổ nhiệm làm tổng giám đốc WTO. Ảnh: Reuters
Ông Bisbee cho biết: "Mỹ cam kết hợp tác chặt chẽ với Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala và bà có thể tin tưởng Mỹ là một đối tác mang tính xây dựng".
Quan chức này cho rằng sự hiểu biết và kinh nghiệm của bà Okonjo-Iweala về kinh tế, thương mại và ngoại giao sẽ giúp thúc đẩy các nỗ lực cải cách WTO, tăng trưởng kinh tế công bằng thông qua thương mại và ứng phó các thách thức toàn cầu ở hiện tại cũng như tương lai.
Nhiệm kỳ của cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, bà Okonjo-Iweala, sẽ bắt đầu từ ngày 1-3 đến hết ngày 31-8-2025. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử WTO có người đứng đầu là một phụ nữ gốc Phi.
Phát biểu đầu tiên sau khi được bổ nhiệm, bà Okonjo-Iweala cho hay ưu tiên hàng đầu của bà là đảm bảo WTO làm được nhiều hơn trong việc giải quyết đại dịch Covid-19, đồng thời kêu gọi các thành viên nên đẩy nhanh nỗ lực dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu làm chậm thương mại thuốc và vật tư cần thiết.
Tân tổng giám đốc WTO cảnh báo "chủ nghĩa dân tộc vắc-xin" sẽ làm chậm tiến độ chấm dứt đại dịch Covid-19 và có thể làm xói mòn sự tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước giàu lẫn nghèo.
Bà Okonjo-Iweala cho biết các nghiên cứu cho thấy nền kinh tế toàn cầu sẽ mất 9 ngàn tỉ USD sản lượng tiềm năng nếu các nước nghèo không thể triển khai hoạt động tiêm chủng nhanh chóng cho người dân và các nước giàu sẽ phải gánh chịu một phần hệ quả.
Bà Okonjo-Iweala cũng tỏ ra phấn khởi trước sự đóng góp của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm đảm bảo việc phân phối vắc-xin rộng rãi hơn.
Đây là vụ tấn công chết chóc nhất nhằm vào lực lượng do Mỹ dẫn đầu tại Iraq trong gần một năm qua, đại diện liên...
Nguồn: [Link nguồn]