WTO cảnh báo nguy cơ về cuộc khủng hoảng mới hậu Covid-19
Thương mại quốc tế đang lâm vào suy thoái do dịch Covid-19 và có thể gây ra sự sụp đổ nghiêm trọng như cuộc Đại khủng hoảng năm 1930, Tổ chức Thương mại Thế giới cảnh báo.
Theo cơ quan chịu trách nhiệm điều hành hệ thống thương mại toàn cầu có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, ngay cả trong bối cảnh lạc quan nhất, thương mại thế giới trong năm 2020 sẽ suy giảm tới 13%, lớn hơn cả mức giảm trong thời kỳ Đại suy thoái giai đoạn từ 2008 đến 2009.
Thậm chí, WTO còn cảnh báo nguy cơ về một tình cảnh ảm đạm hơn nhiều, theo đó thương mại thế giới sẽ giảm tới 32%, ngang với mức giảm trong khoảng thời gian xảy ra cuộc Đại khủng hoảng từ năm 1929 đến 1932.
Theo ông Roberto Azevêdo, Giám đốc WTO, sự sụp đổ thương mại toàn cầu trong những năm 1930 một phần đến từ các biện pháp bảo hộ do những nước phát triển áp đặt. Ông cũng đồng thời cảnh báo việc lập nên các rào cản để phòng ngừa dịch Covid-19 sẽ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
“Những con số này thật xấu xí, không gì có thể bào chữa cho chúng. Nhưng một sự phục hồi nhanh chóng, mạnh mẽ là điều có thể. Những quyết sách được đưa ra vào lúc này sẽ quyết định những hình thái phục hồi và triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong tương lai,” ông Azevêdo cho biết.
WTO cảnh báo dịch Covid-19 sẽ đưa thế giới bước vào cuộc khủng hoảng lớn hơn đợt Đại suy thoái năm 2008 (Ảnh: Reuters)
Dù không chỉ đích danh bất kỳ quốc gia nào, song người đứng đầu WTO nói rõ việc chấm dứt căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sụp đổ kinh tế sau đại dịch:
“Chúng ta cần phải đặt nền móng cho sự phục hồi mạnh mẽ, bền vững và bao trùm toàn xã hội. Thương mại sẽ là một phần quan trọng trong đó, bên cạnh những chính sách về tài khóa và tiền tệ.
Giữ cho thị trường mở và có thể dự đoán được, cũng như thúc đẩy môi trường kinh doanh nói chung trở nên thuận lợi hơn, là những việc rất quan trọng để thúc đẩy những đổi mới trong đầu tư mà chúng ta cần. Và nếu các quốc gia hợp tác với nhau, sự phục hồi sẽ đến nhanh hơn nhiều so với việc mỗi quốc gia hành động riêng rẽ.”
Cũng theo quan điểm của WTO, thương mại thế giới dự kiến sẽ phục hồi vào năm tới, nhưng thật khó để nói rằng sự phục hồi trên sẽ mạnh mẽ như thế nào. Kết quả sẽ phụ thuộc phần lớn vào thời gian bùng phát của dịch Covid-19 và hiệu quả của các chính sách phản ứng.
“Cuộc khủng hoảng này trước hết là một cuộc khủng hoảng y tế, khiến chính phủ các nước buộc phải thực hiện các biện pháp chưa từng có để bảo vệ cuộc sống của người dân nước mình,” Giám đốc Azevêdo cho biết, “Sự suy thoái không thể tránh khỏi trong thương mại và sản lượng hàng hóa sẽ gây ra hậu quả đau lòng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhiều hơn cả nỗi khổ do chính căn bệnh này gây ra đối với con người.
Mục tiêu trước mắt là đưa dịch bệnh vào tầm kiểm soát và giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người dân, các công ty và quốc gia. Những nhà hoạch định chính sách cần phải bắt đầu lên kế hoạch giải quyết hậu quả của nó ngay từ lúc này.”
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã công bố mô hình dự đoán rằng Anh sẽ là nước hứng chịu tổn thất lớn nhất về sinh...
Nguồn: [Link nguồn]