WHO xem xét công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ
WHO sẽ họp khẩn để xác định liệu bệnh đậu mùa khỉ có là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế hay không.
Ngày 14/6, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, sẽ có một cuộc họp khẩn để đánh giá đợt bùng phát đậu mùa khỉ hiện tại có phải là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) hay không.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu được xem là mức độ cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra. Trước đó, tổ chức này đã có quyết định tương tự đối với dịch COVID-19 và bệnh bại liệt.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters
Theo WHO, từ đầu năm đến nay, đã có 1.600 ca mắc và 1.500 ca nghi mắc cùng 72 ca tử vong do bệnh đậu mùa khỉ tại 39 quốc gia, trong đó có những nước không ghi nhận bệnh này là bệnh đặc hữu.
Đã có 78 ca tử vong được xác nhận, toàn bộ là ở khu vực Tây và Trung Phi - vùng lưu hành phổ biến ở ca bệnh, nhiều nhất là Congo. Tỷ lệ tử vong của đậu mùa khỉ vào khoảng 3-6%.
Để chống lại sự lây lan toàn cầu, WHO khuyến nghị các quốc gia tăng cường các biện pháp xét nghiệm, giám sát, truy vết và cách ly bệnh nhân bị nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm.
Tuy nhiên, WHO không khuyến nghị tiêm chủng vắc-xin đậu mùa (ngừa được đậu mùa khỉ) đại trà. "Bất kỳ quyết định nào về việc có sử dụng vaccine hay không nên được cùng đưa ra bởi các cá nhân có thể gặp rủi ro và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ, dựa trên đánh giá về rủi ro và lợi ích, trên cơ sở từng trường hợp" - tiến sĩ Tedrods nói.
WHO đồng thời đang làm việc với các quốc gia thành viên, đối tác để phát triển một cơ chế tiếp cận công bằng với vaccine và phương pháp điều trị.
WHO cũng đang làm việc với nhiều đối tác và chuyên gia trên khắp thế giới để việc thay đổi tên gọi của virus gây bệnh đậu mùa khỉ và tên căn bệnh. "Chúng tôi sẽ thông báo về những cái tên mới trong thời gian sớm nhất", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Tuần trước, hơn 30 nhà khoa học quốc tế cho hay, gán nhãn bệnh mùa khỉ là phân biệt đối xử và kỳ thị do đó cần "khẩn cấp" đổi tên bệnh này.
Người phát ngôn của WHO cho hay, tên hiện tại của bệnh không phù hợp với các nguyên tắc của WHO khuyến nghị tránh các vùng địa lý và tên động vật.
Nguồn gốc động vật thực sự của bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa được xác định nhưng bệnh này đã được ghi nhận ở nhiều loài động vật có vú.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong bối cảnh bệnh đậu mùa khỉ tiếp tục lây lan một số chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nổi tiếng đã thúc đẩy WHO không lặp lại sai lầm với COVID-19 và hành động nhanh...