WHO tuyên bố thế giới hứng làn sóng Covid-19 thứ 3
WHO cho biết sự xuất hiện và hoành hành của Delta - "biến chủng dễ lây lan nhất thế giới" - đã khiến số ca Covid-19 tăng trở lại sau nhiều tuần giảm liên tiếp nhờ tiêm chủng vắc-xin ở nhiều quốc gia.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AP
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus, hôm 14/7 cho biết, số ca Covid-19 trên thế giới đã tăng trở lại trong 4 tuần liên tiếp với sự xuất hiện của biến chủng Delta ở 111 quốc gia, và số ca tử vong vì dịch bệnh cũng tăng trở lại sau 10 tuần giảm liên tiếp.
"Khi tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Covid-19 ngày càng tăng ở châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy sự hiệu quả, chúng tôi nhận thấy số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 đã giảm liên tục. Nhưng thật không may, điều này đã bị đảo ngược và chúng ta đang ở giai đoạn đầu của làn sóng lây lan thứ 3", người đứng đầu WHO tuyên bố.
Phát biểu với Ủy ban Khẩn cấp của WHO về Covid-19, ông Tedros cho biết, biến chủng Delta, phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ, lan rộng một phần là do việc nới lỏng giãn cách xã hội ở nhiều nước và việc sử dụng không nhất quán các biện pháp y tế công cộng.
Người đứng đầu WHO còn nói rằng, việc không tiếp cận kịp thời nguồn vắc xin Covid-19 khiến dân số thế giới dễ có nguy cơ nhiễm bệnh khi "biến chủng dễ lây lan nhất" hoành hành. Trong khi một số nước có nguồn cung vắc-xin dồi dào đã dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội và mở cửa trở lại, nhiều quốc gia vẫn chưa nhận được bất kỳ mũi vắc xin Covid-19 nào.
"Chúng tôi tiếp tục phát hiện sự chênh lệch đáng kinh ngạc trong việc phân phối vắc xin trên toàn cầu và khả năng tiếp cận bất bình đẳng với các dụng cụ hỗ trợ sự sống. Sự bất bình đẳng này tạo ra một đại dịch 2 thái cực", ông Tedros nhấn mạnh.
Theo người đứng đầu WHO, quy mô của sáng kiến phân phối vắc xin COVAX vẫn còn quá nhỏ, hiện mới có hơn 100 triệu liều vắc xin được phân phối. Để đạt được mục tiêu của WHO là tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số thế giới tính tới tháng 9, 40% dân số thế giới tính tới cuối năm 2021 và 70% dân số tới giữa năm 2022, thế giới cần ít nhất 11 tỷ liều vắc xin Covid-19. Các nước G7 đã cam kết tài trợ tổng cộng 1 tỷ liều vắc xin trong năm tới, nhưng ông Tedros nói rằng, "chúng ta cần nhiều và nhanh hơn thế".
Một nhóm người đào mộ ở khu vực ngoại ô thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters
Theo WHO, virus SARS-CoV-2 đã khiến hơn 4 triệu người trên thế giới tử vong và biến chủng Delta đang "thống trị" trên thế giới với tốc độ lây lan nhanh.
Hôm 14/7, Nga ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục với 786 người chết. Số ca nhiễm mới ở Anh cũng đang ở mức cao nhất trong 6 tháng. Tại Indonesia, nơi tỷ lệ ca nhiễm tăng gần gấp 7 lần so với tháng trước, người dân được cho là đang hỗ trợ những thợ đào mộ để xử lý kịp gần 1.000 ca tử vong mỗi ngày.
Nguồn: [Link nguồn]
Quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận thêm một kỷ lục khác về số ca Covid-19 mới, trong bối cảnh chính phủ thừa nhận đang...