Thế giới đang thiếu gần 6 triệu y tá

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo cần thêm gần 6 triệu y tá trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc cùng các đối tác của tổ chức Nursing Now và Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các y tá, những người chiếm hơn một nửa số nhân viên y tế trên toàn thế giới, trong một báo cáo hôm 7.4 vừa qua.

"Y tá là xương sống của bất kỳ hệ thống y tế nào", giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong báo cáo, "Ngày nay, nhiều y tá đang ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, nên điều quan trọng nhất là họ phải nhận được sự hỗ trợ cần thiết để giữ cho thế giới luôn khỏe mạnh."

Báo cáo cho biết số lượng y tá trên toàn thế giới đang ở mức dưới 28 triệu người, dù trong thời gian 5 năm tính đến 2018, có thêm 4,7 triệu y tá mới được bổ sung.

"Nhưng vẫn còn thiếu hụt khoảng 5,9 triệu y tá trên toàn cầu", Giám đốc WHO cho biết, đồng thời chỉ ra rằng những chênh lệch lớn nhất nằm ở các nước nghèo tại Châu Phi, các khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và một phần khu vực Nam Mỹ.

Báo cáo kêu gọi các quốc gia thuộc những khu vực kể trên cần sớm giải quyết những thiếu sót trong lực lượng y tế của họ, đồng thời đầu tư vào các mảng giáo dục, tạo việc làm và lãnh đạo trong lĩnh vực điều dưỡng.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng lực lượng y tá là "xương sống của bất kỳ hệ thống y tế nào" (Ảnh: Thomas Kienzle)

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng lực lượng y tá là "xương sống của bất kỳ hệ thống y tế nào" (Ảnh: Thomas Kienzle)

Sự thiếu hụt “gây kiệt quệ”

Howard Catton, Giám đốc điều hành của ICN, cho biết trong một cuộc họp trực tuyến rằng tỷ lệ nhiễm bệnh, sai sót trong điều trị và tử vong "đều cao hơn khi số lượng y tá quá ít".

“Hơn nữa, sự thiếu hụt này khiến lực lượng điều dưỡng hiện tại của chúng ta trở nên kiệt quệ", ông Catton nói thêm.

Mary Watkins, đồng tác giả bản báo cáo của Nursing Now, đã kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào các cuộc xét nghiệm Covid-19 dành cho các nhân viên y tế.

"Chúng ta có một tỷ lệ rất cao các nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ không dám đi làm, vì họ lo sợ bản thân đã bị nhiễm Covid-19 và không thể chứng minh rằng họ không bị nhiễm bệnh - hoặc họ từng bị nhiễm Covid-19 nhưng đã vượt qua nó, "bà Watkins nói.

Số lượng y tá trên toàn thế giới hiện tại đang ở mức dưới 28 triệu người (Ảnh: Fethi Belaid)

Số lượng y tá trên toàn thế giới hiện tại đang ở mức dưới 28 triệu người (Ảnh: Fethi Belaid)

Giám đốc Catton, bên cạnh đó, cũng chỉ ra những chỉ trích "hoàn toàn không thể chấp nhận được và đáng trách" đối với các nhân viên y tế đang phải chiến đấu với dịch Covid-19, phần lớn là do sự thiếu hiểu biết về công việc của họ, cùng với việc chính phủ một số quốc gia đã không có động thái bảo vệ họ một cách đầy đủ.

"Dịch Covid-19 đang đặt ra một lăng kính quá khắt khe đối với tất cả chúng ta," ông cho biết. Dù vậy, Giám đốc ICN cũng hoan nghênh những ghi nhận ngày càng cao ở một số quốc gia khác với lực lượng y tá của mình, và cho biết điều này có thể giúp thay đổi nhận thức về giá trị của ngành điều dưỡng và giúp nó trở thành một nghề hấp dẫn hơn.

Cần tuyển thêm điều dưỡng viên nam

Bà Watkins cho biết nhiều quốc gia giàu có không có đủ y tá để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của chính mình, nên phải phụ thuộc vào số lượng người nhập cư, và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế ở các nước nghèo.

"Hiện có tới 80% số lượng y tá chỉ phục vụ 50% dân số trên toàn thế giới", bà nói.

"Hiện có tới 80% số lượng y tá chỉ phục vụ 50% dân số trên toàn thế giới (Ảnh: Bryan R. Smith)

"Hiện có tới 80% số lượng y tá chỉ phục vụ 50% dân số trên toàn thế giới (Ảnh: Bryan R. Smith)

Giám đốc ICN Howard Catton cũng cảnh báo rằng nếu các nước giàu hơn vẫn còn phụ thuộc vào “nguồn cung cấp y bác sĩ cho toàn thế giới" ở Philippines và Ấn Độ, thì điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt đáng kể lưc lượng y tế tại 2 nước này.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng nữ giới vẫn còn chiếm số lượng quá áp đảo trong các ngành nghề điều dưỡng, và cần phải tuyển thêm nam giới.

"Có những bằng chứng rõ ràng cho thấy bất cứ ngành nghề nào có nhiều đàn ông hơn, thì mức lương và các điều kiện lao động của ngành nghề đấy đều được cải thiện nhiều hơn", bà Watkins cho biết.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

WHO công bố thông tin về tình hình dịch COVID-19 ở Triều Tiên

Triều Tiên đã xét nghiệm hơn 700 người, gồm nhiều công dân nước ngoài, nhưng chưa phát hiện trường hợp nhiễm COVID-19...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - New Europe ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN