WHO lên tiếng về việc Trung Quốc sửa tăng gần 1.300 ca tử vong vì Covid-19 ở Vũ Hán

Theo nhà khoa học hàng đầu về dịch Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một số nước có thể rơi vào tình trạng tương tự như Trung Quốc.

RT hôm 17/4 đưa tin, WHO đã lên tiếng về việc Trung Quốc sửa lại số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 ở thành phố Vũ Hán, tâm dịch của nước này. Theo đó, WHO cho rằng Bắc Kinh đang nỗ lực để đưa ra con số chính xác và nhiều nước khác có thể "học hỏi".

"Con số mới được đưa ra là một nỗ lực của Trung Quốc để không trường hợp nào bị bỏ sót. Họ kiểm tra các hệ thống dịch vụ tang lễ, hệ thống bệnh viện và các phòng thí nghiệm để xem có sự trùng lặp hoặc bỏ sót hay không", bác sĩ Maria Van Kerkhove, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về virus Corona của WHO, chia sẻ trong một cuộc họp báo hôm 17/4.

Maria Van Kerkhove, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về virus Corona của WHO. Ảnh: AP

Maria Van Kerkhove, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về virus Corona của WHO. Ảnh: AP

Cũng theo Van Kerkhove, số liệu về dịch Covid-19 ở các nước khác cũng có thể rơi vào tình trạng tương tự Trung Quốc và nhấn mạnh con số chính xác sẽ giúp ích để hiểu rõ về quy mô của đại dịch.

"Việc xác định được tất cả số ca nhiễm và tử vong trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn ra là một thách thức lớn, nhất là với các hệ thống đang bị quá tải", Van Kerkhove cho biết.

Trước đó, giới chức Trung Quốc đã công bố số liệu cập nhật thêm về tình hình dịch Covid-19, trong đó số ca nhiễm tăng 325 ca và số ca tử vong vì Covid-19 tăng 1.290 ca. Sau khi sửa đổi, tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở Trung Quốc là 4.632.

Giường bệnh tại một bệnh viện tạm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Changjiang Daily

Giường bệnh tại một bệnh viện tạm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Changjiang Daily

Động thái sửa đổi của Trung Quốc đến trong bối cảnh xuất hiện nhiều cáo buộc cho rằng nước này và WHO đang "che giấu" quy mô của đại dịch Covid-19. Các cáo buộc này chủ yếu được đưa ra bởi các quan chức cấp cao ở Mỹ nhưng không có nhiều bằng chứng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tuần cũng quyết định ngừng cấp ngân sách cho WHO, cáo buộc tổ chức này "vào hùa" cùng Bắc Kinh để hạ thấp mối đe dọa về đại dịch Covid-19.

Theo thống kê từ Đại học Johns Hopkins, tới ngày 18/4, thế giới có hơn 2,2 triệu ca nhiễm Covid-19 và hơn 150.000 người tử vong vì dịch bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Báo Mỹ phân tích bí mật thành công của Việt Nam trong chống dịch Covid-19

Hôm 18/4, tờ The Diplomat – một trong những tạp chí hàng đầu phân tích về tình hình chính trị, kinh tế khu vực châu Á –...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - RT ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN