WHO lên tiếng về cách chống đại dịch Covid-19 kiểu Anh

WHO đã có những phản ứng thể hiện sự không hài lòng sau khi nước Anh có dấu hiệu muốn trì hoãn việc chống dịch Covid-19, thậm chí là “thả nổi” cho dịch bệnh lây lan.

Trái với khuyến cáo của WHO rằng, các quốc gia nên kiểm tra tất cả những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm Covid-19, hôm 12.3, Thủ tướng Anh – ông Vladimir Johnson, tuyên bố, chỉ những người có triệu chứng nặng mới được làm xét nghiệm virus, những người có biểu hiện nhẹ hơn được khuyến cáo tự cách ly tại nhà trong 14 ngày.

Sau tuyên bố của Thủ tướng Anh, ngay ngày 13.3, Tổng giám đốc của WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã lên tiếng:

“Chúng ta không thể chống được virus nếu không biết nó ở đâu. Cần phải tìm kiếm, cách ly, kiểm tra và xử lý tất cả các trường hợp để phá vỡ chuỗi lây lan của Covid-19. Mỗi trường hợp được phát hiện và điều trị đều sẽ giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh”.

Thủ tướng Anh – ông Vladimir Johnson, muốn trì hoãn chống dịch Covid-19 (ảnh: Daily Mail)

Thủ tướng Anh – ông Vladimir Johnson, muốn trì hoãn chống dịch Covid-19 (ảnh: Daily Mail)

Tuy nhiên, chính phủ Anh có vẻ không muốn làm theo khuyến cáo của WHO. Nước này vẫn thực hiện biện pháp hạn chế đối tượng được làm xét nghiệm Covid-19.

Trước khi chuyển từ giai đoạn “ngặn chặn” sang “trì hoãn” dịch bệnh, Ủy ban Y tế Anh cho biết, nước Anh có đủ khả năng làm xét nghiệm virus cho 10.000 người mỗi ngày.

Thủ tướng Anh cho biết, nước này có kế hoạch riêng để làm chậm sự lây lan của virus, chấp nhận việc hàng triệu người có thể bị nhiễm Covid-19.

Ông Johnson cho biết, nếu kéo dài đỉnh dịch Covid-19 thì sẽ có nhiều thời gian hơn cho các nghiên cứu y tế và giảm bớt các tác động về sau nếu dịch bệnh quay lại.

Trưởng cố vấn khoa học Chính phủ Anh, chuyên gia Patrick Vallance, nói rằng sẽ cần khoảng 60% dân số Anh (40 triệu người) nhiễm Covid-19 để tạo được thứ gọi là "miễn dịch cộng đồng".

Quảng trường Trafalgar ở thủ đô London, Anh vắng vẻ trong sáng 13.3 (ảnh: Reuters)

Quảng trường Trafalgar ở thủ đô London, Anh vắng vẻ trong sáng 13.3 (ảnh: Reuters)

Đồng quan điểm này, ông David Halper, thành viên thuộc nhóm cố vấn khoa học chính phủ Anh cũng cho biết, chiến lược chống dịch hiện tại là chủ động để Covid-19 lây lan trên diện rộng. Đến khi có đủ số người nhiễm, “cơ chế miễn dịch cộng đồng” sẽ được hình thành và virus bị ngăn chặn.

Trong bài phát biểu hôm 13.3, ông Tedros nói rằng, châu Âu hiện đã là tâm dịch Covid-19 của toàn cầu. Ông Tedros cho biết, thế giới đã có hơn 5.000 người tử vong vì Covid-19 và gọi đây là một “cột mốc bi thảm”.

Tại thời điểm đỉnh dịch của Trung Quốc, trung bình, mỗi ngày có hơn 3.000 người nhiễm mới Covid-19, tại châu Âu, con số này được ghi nhận là 4.000. Đáng nói, dân số của châu Âu chỉ là khoảng 740 triệu người, thấp hơn một nửa so với dân số Trung Quốc (1,4 tỷ người).

Tổng giám đốc của WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo về thái độ trì hoãn chống dịch của một số quốc gia (ảnh: Daily Mail)

Tổng giám đốc của WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo về thái độ trì hoãn chống dịch của một số quốc gia (ảnh: Daily Mail)

Một số lệnh hạn chế tụ tập và hoãn các sự kiện đã được chính phủ Anh đưa ra gần đây, tuy nhiên, Tổng giám đốc WHO cho rằng, điều này là quá muộn.

“Đừng để ngọn lửa này (Covid-19) bùng cháy dữ dội thêm. Bất kỳ quốc gia nào nhìn vào những nước đang bùng phát dịch bệnh mà cho rằng, điều tương tự sẽ không xảy đến với mình thì họ đang phạm một sai lầm chết người”, ông Tedros cảnh báo về thái độ ứng phó dịch bệnh chậm chạp của một số nước.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

TQ: Lần đầu tiên số ca nhiễm mới Covid-19 nhập cảnh cao hơn trong nước

Số ca mắc mới Covid-19 nhập cảnh từ nước ngoài vào Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua số người nhiễm virus trong nước,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN