WHO cảnh báo châu Á về đại dịch Covid-19 “lây nhiễm lớn trong cộng đồng”

Trong khi một số quốc gia châu Á có dấu hiệu làm chậm hoặc kiểm soát được dịch, không một quốc gia nào có thể lơ là cảnh giác, quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói.

“Hãy để tôi làm rõ. Đại dịch này chưa hề lắng dịu ở châu Á và Thái Bình Dương”, Takeshi Kasai, Giám đốc WHO ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nói với các phóng viên hôm 31.3.

“Đây là cuộc chiến dài hơi và chúng ta không thể lơ là cảnh giác. Các quốc gia châu Á cần sẵn sàng cho lây nhiễm lớn trong cộng đồng”, ông Kansai nói.

Trong khi các tin tốt liên tục xuất hiện ở Trung Quốc và Hàn Quốc, các quốc gia trong khu vực không được lơ là cảnh giác, từ đó chậm phản ứng với dịch bệnh.

Matthew Griffith, cố vấn của WHO, nói dấu hiệu trên không có nghĩa là virus bỏ qua bất cứ khu vực nào.

Binh sĩ Hàn Quốc mặc đồ bảo hộ, di chuyển trên đường phố Daegu ngày 15.3.

Binh sĩ Hàn Quốc mặc đồ bảo hộ, di chuyển trên đường phố Daegu ngày 15.3.

“Dù là những quốc gia hay khu vực ở châu Á đã kiểm soát mức độ lây lan của virus, dịch bệnh luôn luôn có thể xuất hiện ở những điểm nóng mới và vấn đề virus du nhập từ nơi khác là mối lo ngại”, Griffith nói.

Ở Trung Quốc, giới chức y tế nước này thông báo tỉnh Hồ Bắc không có ca nhiễm nội địa mới trong 7 ngày liên tiếp. Toàn bộ 48 ca nhiễm mới do từ người nhập cảnh từ nước ngoài.

Trung Quốc coi làn sóng lây nhiễm thứ hai nếu có là bắt nguồn từ những người nhập cảnh về nước. Cách đây vài ngày, Trung Quốc đã cấm người nước ngoài và người có thẻ cư trú dài hạn nhập cảnh vào nước này.

Trong khi đó, các quốc gia ở Đông Á và Thái Bình Dương sẽ phải đối phó với suy thoái nếu các nước này không hành động ngay lập tức để chống lại các cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo.

Tổng số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã vượt qua 785.000, với Mỹ, Italia, Tây Ban Nha là các quốc gia có số ca nhiễm vượt Trung Quốc.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Dịch Covid-19 lây lan ra sao, những người này cũng sẽ không hề hay biết

Dịch Covid-19 đang bùng phát và lây lan khắp thế giới với hơn 700.000 người nhiễm và hàng chục nghìn người tử vong, nhưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN