Vùng đất chết chóc nhất hành tinh, bỏ mạng vĩnh viễn không mang được về
Everest nổi tiếng là ngon núi cao nhất thế giới với độ cao 8,848 mét, nhưng nhiều người không biết rằng nó cũng nổi tiếng với tên gọi “tử địa lộ thiên lớn nhất thế giới”.
Đỉnh Everest là "mái nhà thế giới" mà không ít người leo núi muốn chinh phục.
Kể từ năm 1953, khi Edmund Hillary và Tenzing Norgay chinh phục đỉnh Everest và trở về an toàn, ước tính đã có hơn 4.000 người tiếp bước, với mong muốn đặt chân đến “mái nhà của thế giới”.
Nhưng khu vực lạnh giá này đặc biệt nguy hiểm, với địa hình hiểm trở và khí hậu khắc nghiệt. Không ít người lên núi Everest để rồi không thể quay về.
Trải qua thời gian, những người leo núi đặt tên cho khu vực cao hơn 6.000 mét ở Everest là vùng đất chết. Khu vực này có lượng oxy giảm đáng kể, chỉ bằng một phần ba so với trên mặt đất. Sức ép lớn khiến người leo núi cảm thấy như mình nặng thêm 10 lần.
Những người leo núi được khuyên rằng không nên ở lại lâu trong khu vực đỉnh núi, bởi những tổn thương với cơ quan nội tạng và một khi trượt chân ngã thì không có cách nào cứu được.
Có một quy tắc ngầm ở nơi này là để người chết ở nguyên vị trí của họ. Lý do là vì người chết có thể an nghỉ trên khu vực đỉnh núi và cũng để cảnh tỉnh những người khác. Bên cạnh đó, việc đem thi thể người chết xuống núi từ vùng đất chết là rất khó khăn và tốn kém.
Thi thể người đàn ông mang giày xanh yên nghỉ trong hang động mà người leo núi nào cũng đi qua nếu muốn lên tới đỉnh.
Một trong những thi thể nổi tiếng nhất được gọi là “chiếc giày xanh”. Danh tính của người mang giày xanh cho đến nay vẫn chưa rõ ràng, nhưng người ta đồn rằng đó là Tsewang Paljor, một nhà leo núi Ấn Độ, tử vong năm 1996.
Trước khi được đưa đi, thi thể người đàn ông này đã nằm trong hang động suốt hàng chục năm. Hang động này nằm trên con đường mà những người leo núi bắt buộc phải qua nếu muốn lên đỉnh núi. “Không ai leo đến đỉnh Everest mà lại không biết đến người mang giày xanh”. Thi thể này nổi tiếng đến mức nhà chức trách đã phải lên tận nơi đem đi chôn.
Được biết, tiền thuê trực thăng tiếp cận khu vực vùng đất chết lên tới 5.000 USD. Trực thăng không thể hạ cánh trên tuyết và phải có người đến tận nơi đem thi thể đến khu vực mà trực thăng có thể đón được. Điều này là rất nguy hiểm, ngay cả với những đội cứu hộ chuyên nghiệp.
Hơn nữa, không ai có thể bảo đảm việc này thành công. Đội cứu hộ có thể gặp khó khăn trong việc đưa thi thể ra ngoài hoặc phi công phải quay trở về vì thời tiết xấu.
Trên dãy núi cao Himalaya không khí cũng rất khô lạnh, thi thể người chết nhanh chóng bị khô và giống như xác ướp. Việc mang đi một thi thể trong tình trạng như vậy trở về nguyên vẹn là không hề dễ dàng.
Băng tan trên núi Everest đang dần để lộ thi thể của hàng trăm nhà leo núi đã chết trong khi cố gắng leo lên đỉnh núi,...