Vừa trải qua hạn hán nghiêm trọng vào mùa hè, TQ lại đối mặt thách thức mới trong mùa đông

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Tác động kéo dài của đợt hạn hán khắc nghiệt diễn ra mùa hè dọc đoạn sông Dương Tử có thể tiếp tục khiến nguồn cung cấp điện tại Trung Quốc gặp khó khăn trong những tháng mùa đông, do mực nước tại các hồ chứa vẫn ở mức thấp, đặc biệt nếu mùa đông ở châu Á năm nay lạnh hơn nhiều do hiện tượng La Nina, các chuyên gia nhận định.

Sông Dương Tử ở Trung Quốc là tuyến đường thủy bận rộn nhất và lớn nhất thế giới về vận tải đường thủy nội địa, với hơn 80% quặng sắt, than đá và hàng hóa di chuyển dọc theo vùng lưu vực.

Sông Dương Tử ở Trung Quốc là tuyến đường thủy bận rộn nhất và lớn nhất thế giới về vận tải đường thủy nội địa, với hơn 80% quặng sắt, than đá và hàng hóa di chuyển dọc theo vùng lưu vực.

Trong trường hợp xấu nhất, tỉnh Tứ Xuyên, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn hán vào mùa hè vừa qua ở Trung Quốc sẽ thiếu điện ở mức khoảng 10 – 30% trong mùa đông, theo SCMP.

Tình trạng thiếu nước trong các hồ chứa, thiếu than và khí đốt, cũng như khó khăn trong việc duy trì nguồn điện sản xuất ở Tứ Xuyên, đang khiến nguồn cung cấp điện bị hạn chế, China Water, tờ báo trực thuộc bộ Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, cho biết.

"Tình hình đảm bảo cung cấp điện trong những tháng nhu cầu cao điểm vào mùa đông là rất tồi tệ", báo cáo của bộ phận kinh tế và thông tin tỉnh Tứ Xuyên cho biết.

Yuan Jiahai, giáo sư trường Kinh tế và Quản lý thuộc Đại học Điện lực Hoa Bắc ở Bắc Kinh, nói “tình hình tồi tệ đến mức nào còn tùy thuộc vào mùa đông lạnh ra sao, rất khó để xác định chính xác vì hiện tượng La Nina”, ông Yuan nói.

Năm nay, Trung Quốc được dự báo sẽ đón đợt lạnh sớm hơn và lạnh hơn so với mọi năm. Thông tin từ Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc cho biết, hiện tượng La Nina phát triển từ tháng 9.2020 sẽ tiếp tục kéo dài đến hết mùa đông năm nay, gây ra nhiều đợt lạnh.

Các khu vực sản xuất than lớn ở Trung Quốc đang đẩy mạnh sản lượng khai thác, đồng thời ưu tiên cung cấp than nhiệt từ đầu tháng này để chuẩn bị cho nhu cầu điện mùa đông gia tăng.

Ở lưu vực sông Dương Tử, phần lớn lượng mưa xảy ra vào mùa hè, thời điểm các hồ chứa tích nước cho mùa đông. Nhưng đợt hạn hán năm nay đã khiến các hồ chứa không đạt lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động cho đến mùa xuân năm sau.

“Các hồ chứa của chúng tôi thường tích đầy nước vào tháng 10 hoặc tháng 11 và bắt đầu giải phóng từ từ lượng nước dự trữ cho đến khi nó xuống mức tương đối thấp trước mùa lũ năm sau”, Yang Dawen, giáo sư tại Trường Kỹ thuật Xây dựng thuộc Đại học Thanh Hoa, nói.

“Năm nay, mưa cũng rất hạn chế vào mùa thu. Nếu các hồ chứa thiếu nước vào tháng 10 này, hệ quả sẽ kéo dài sang năm sau”, ông Yang nói thêm.

Tính đến chiều ngày 14/10, mực nước tại hồ chứa Tam Hiệp ở mức 157,7 mét, thấp hơn mức trung bình mọi năm là 170 mét.

Ở Tứ Xuyên, 20 hồ chứa liên quan đến hoạt động thủy điện hiện đang tích nước ở mức 89% và không rõ có kịp đạt mục tiêu đề ra trước mùa đông hay không.

“Đợt mưa lớn vừa qua trên địa bàn giúp giải quyết phần nào nguy cơ thiếu nước, nhưng nhìn chung tình hình vẫn còn nghiêm trọng”, một quan chức Sở Tài nguyên nước tỉnh Tứ Xuyên nói.

Ở tỉnh Giang Tây, nơi có hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, mực nước tại 3.337 hồ trong 10.560 hồ cỡ nhỏ và trung bình đang ở dưới mức thấp nhất, nhà chức trách địa phương hồi tuần này cho biết.

Theo Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc, tính đến ngày 14/10, phần lớn địa bàn tỉnh Hồ Nam và Giang Tây - nằm ở giữa vùng lưu vực sông Dương Tử - vẫn trong tình trạng hạn hán từ trung bình đến mức cực đoan.

Do mực nước thấp, kênh vận chuyển chính trên sông Dương Tử đã bước vào mùa khô từ cuối tháng 9, trước lịch trình thông thường hàng năm. Điều này có nghĩa là tuyến đường thủy này không còn khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, theo Cục Đường thủy sông Dương Tử.

Điều này cũng gây ra một số lo ngại vì sông Dương Tử là tuyến đường thủy bận rộn nhất và lớn nhất thế giới về vận tải đường thủy nội địa, với hơn 80% quặng sắt, than đá và hàng hóa di chuyển dọc theo vùng lưu vực.

“Thông thường, hồ Tam Hiệp sẽ giải phóng một lượng nước đáng kể để giải quyết vấn đề khô hạn vào mùa đông, nhưng đến nay, hồ vẫn chưa đạt mức như dự kiến trong khi mùa đông đang đến gần. Đây có thể sẽ là vấn đề lớn”, ông Yang nói.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ: Hạn hán tồi tệ nhất hàng thập kỷ ở Tứ Xuyên phơi bày hạn chế của thủy điện

Tình trạng hạn hán hiện tại ở tây nam Trung Quốc đã phơi bày nhược điểm ở các tỉnh như Tứ Xuyên, vốn phụ thuộc rất lớn vào thủy điện, là lời cảnh báo Trung Quốc cần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN