Vừa chấm dứt hiệp ước hạt nhân với Nga, Mỹ tuyên bố phát triển tên lửa mới
Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch phát triển tên lửa phóng từ đất liền, ngay trong ngày hiệp ước kiểm soát hạt nhân INF hết hiệu lực.
Tên l.ửa Trident D5 của Mỹ khai hỏa từ tàu ngầm.
“Giờ đây chúng tôi đã rút hoàn toàn khỏi hiệp ước. Bộ Quốc phòng tập trung hoàn toàn vào kế hoạch phát triển tên lửa phóng từ đất liền”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc tuyên bố hôm 2.8.
Mỹ cáo buộc Nga đã vi phạm hiệp ước hạt nhân INF và công bố hủy bỏ hiệp ước vào tháng 2. Sau 6 tháng, hiệp ước đã chính thức không còn hiệu lực.
Theo Lầu Năm Góc, Nga đang “chế tạo vũ khí tấn công bị cấm”, đe dọa Mỹ và đồng minh.
Hiệp ước INF được Mỹ và Nga ký kết vào năm 1987, trong đó cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km. Mỹ cho rằng tên lửa Novator 9M729 của Nga với tầm bay hơn 5.000km đã vi phạm thỏa thuận. Trong khi đó, Nga khẳng định tầm bắn của tên lửa chỉ là 480km và không vi phạm hiệp ước.
“Lý do duy nhất cho câu chuyện này là Mỹ đã có kế hoạch rút khỏi thỏa thuận kiểm soát vũ khí, vốn trói buộc khiến Washington không hề có khả năng chế tạo vũ khí trong lĩnh vực này suốt hàng thập kỷ”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov.
Ông Ryabkov khẳng định Nga sẽ tìm ra cách đối phó hợp lý nhất, dù Washington có phát động cuộc chạy đua vũ trang mới hay không.
Nhiều nước lo ngại rằng việc hiệp ước INF chấm dứt sẽ mở đầu cuộc chạy đua vũ trang mới và đặt châu Âu trong tầm ngắm của nhiều loại tên lửa hạt nhân. Pháp từng khẳng định hiệp ước này có vai trò then chốt trong duy trì ổn định ở châu Âu, trong khi Đức gọi đây là "một cột trụ quan trọng của kiến trúc an ninh châu Âu".
Một quan chức cấp cao của Nga tiết lộ, Mỹ đã xác nhận rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và Tổng...