Vụ Texas kiện 4 bang chiến trường có giúp ông Trump lật ngược tình thế?

Tổng chưởng lý bang Texas đã kiện 4 bang chiến trường lên Tòa án Tối cao Mỹ vì cáo buộc bất thường về bầu cử Mỹ năm nay. Các nhà khoa học chính trị và học giả đã thảo luận về việc liệu vụ kiện này có giúp ông Trump tái đắc cử và vì sao Tòa án Tối cao lại là cơ quan có thẩm quyền tối thượng để giải quyết tình trạng khó xử trong bầu cử. 

Tổng chưởng lý bang Texas, Ken Paxton, đệ đơn kiện 4 bang chiến trường. Ảnh: Telegram

Tổng chưởng lý bang Texas, Ken Paxton, đệ đơn kiện 4 bang chiến trường. Ảnh: Telegram

Hãng Sputnik hôm 9/12 đưa tin, vụ kiện của bang Texas lập luận rằng các bang Wisconsin, Pennsylvania, Georgia, và Michigan, đã vi phạm Điều khoản Cử tri của hiến pháp Mỹ, khi 4 bang này tự thay đổi quy tắc bầu cử và thủ tục bỏ phiếu với lý do đại dịch Covid-19. Họ thông qua các tòa án hoặc lệnh hành pháp nhưng không thông qua cơ quan lập pháp của bang.

Bang Texas cũng cáo buộc rằng có sự khác biệt nhất định trong các quy tắc và thủ tục bỏ phiếu ở các quận khác nhau trong 4 bang được nhắc đến. Điều này vi phạm Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng của hiến pháp Mỹ. 

Và cuối cùng, các trường hợp kể trên đã tạo điều kiện cho "các bất thường trong việc bỏ phiếu" ở 4 bang chiến trường này, theo Tổng chưởng lý bang Texas, Ken Paxton. Vì vậy, bang Texas đã kiến nghị lên Tòa án Tối cao Mỹ, yêu cầu cơ quan tư pháp liên bang lệnh cho 4 bang chiến trường cho phép cơ quan lập pháp chỉ định đại cử tri của họ. 

Khen ngợi động thái của giới chức bang Texas trên Twitter, ông Trump thề sẽ tham gia vào vụ kiện này, gọi đây là "một vụ lớn". Theo RT, ít nhất 17 bang đã gửi thông điệp ủng hộ bang Texas theo đuổi vụ kiện. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là liệu vụ kiện này có giúp ông Trump tái đắc cử hay không?

Vụ kiện của Texas có đảo ngược được kết quả bầu cử?

Anthony Robert Pahnke, giáo sư nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học San Francisco (Mỹ), nhận định: "Vụ kiện tại bang Texas sẽ khó có thể tiến triển và đảo ngược kết quả bầu cử theo hướng có lợi cho ông Trump. Đúng là các quy tắc có sự thay đổi trong năm nay. Nhưng chưa ai chứng minh được thay đổi đó dẫn đến sự phân biệt đối xử với một số nhóm cử tri. Sự can thiệp của ông Trump có thể sẽ không vượt quá dòng tweet khen ngợi này". 

Joe Siracusa, một giáo sư tại Đại học Curtin (Úc), cũng đồng tình với ý kiến của giáo sư Pahnke khi cho rằng vụ kiện của bang Texas sẽ không thể tiến xa vì nó "có rất ít hoặc gần như không mang lại lợi ích". 

Mark Jones, giáo sư khoa học chính trị tại Viện chính sách công Baker, thuộc Đại học Rice (Mỹ), nhận định, vụ kiện ở bang Texas "không có khả năng thay đổi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020".

Tuy nhiên, Daniel McAdams, giám đốc điều hành của Viện hòa bình và thịnh vượng Ron Paul, lại có quan điểm khác 3 chuyên gia trên. Ông nhấn mạnh rằng vụ kiện ở Texas thực sự có ý nghĩa. 

Theo ông McAdams, hiến pháp Mỹ quy định các nguyên tắc bầu cử phải do cơ quan lập pháp của mỗi bang đặt ra. Nếu một bang tự ý thay đổi quy trình bầu cử mà không phải do cơ quan lập pháp của bang thực hiện thì đó là sai sót. Vì là vấn đề liên quan tới bầu Tổng thống Mỹ nên sai sót ở một số bang có thể dẫn đến thay đổi kết quả chung cuộc (do đó ảnh hưởng đến các bang khác). 

"Các quan chức của Texas và các quan chức liên quan của các bang khác có nghĩa vụ bảo vệ cuộc bỏ phiếu trong bang mình và trên toàn nước Mỹ", ông McAdams nói thêm.

Giám đốc điều hành của Viện hòa bình và thịnh vượng Ron Paul nhấn mạnh rằng dù "cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 được coi là lý do để thay đổi quy trình bầu cử" và vì lợi ích "giúp mọi người bỏ phiếu dễ dàng hơn", trong nhiều trường hợp, "nó lại loại bỏ các biện pháp bảo vệ chống lại gian lận bầu cử". 

Trước đó, vấn đề này đã được các luật sư Mark Levine và Hans von Spakovsky, nhắc đến trong một cuộc phỏng vấn hôm 7/11. Ông Hans von Spakovsky đã lôi kéo sự chú ý của mọi người khi tuyên bố đảng Dân chủ và các đại diện của đảng này đã nộp hàng trăm đơn kiện ở các bang khác nhau nhằm tìm cách loại bỏ các giao thức và biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn gian lận bầu cử ở các lá phiếu gửi qua thư. 

Ông Trump khen ngợi vụ kiện của bang Texas và gọi đây là "một vụ lớn". Ảnh: AP

Ông Trump khen ngợi vụ kiện của bang Texas và gọi đây là "một vụ lớn". Ảnh: AP

"Nhiều cử tri Mỹ không tin cuộc bầu cử năm nay công bằng"

Đánh giá từ các cuộc thăm dò trên toàn quốc, một số lượng đáng kể cử tri Mỹ không tin rằng cuộc bầu cử năm nay được thực hiện công bằng và chính xác, theo ông McAdams. Giám đốc điều hành của Viện hòa bình và thịnh vượng Ron Paul cảnh báo "điều này dẫn đến số lượng lớn người Mỹ không có niềm tin vào hệ thống bầu cử". 

"Cần phải có một biện pháp giải quyết tình trạng hàng triệu cử tri Mỹ tin rằng lá phiếu của họ đã bị đánh cắp", ông McAdams nói. 

47% cử tri Mỹ cho biết có khả năng đảng Dân chủ đã "đánh cắp" cuộc bầu cử năm nay ở nhiều bang để đảm bảo ông Biden giành chiến thắng, theo khảo sát trực tuyến và qua điện thoại mới nhất của Rasmussen Reports. 

Vẫn chưa có sự thống nhất trong quốc hội Mỹ về việc ai là người chiến thắng bầu cử Mỹ năm nay. Chỉ 27 trong tổng số đảng viên Cộng hòa tin ông Biden là người chiến thắng.

Hôm 8/12, lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnel, thượng nghị sĩ Roy Blunt và lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã chặn nghị quyết công nhận chiến thắng của ông Biden vì các vụ kiện của ông Trump về cáo buộc gian lận bầu cử vẫn đang chờ xử lý. 

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Trump: ”Chính quyền tiếp theo vẫn là chính quyền Trump”

Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump hôm 8/12 tuyên bố chính quyền tiếp theo "sẽ vẫn là chính quyền Trump", trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Sputnik ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN